Chi phí logistics tăng cao, doanh nghiệp xuất nhập khẩu lo mất bạn hàng

Bảo Duy - 19/01/2022 07:28 (GMT+7)

(VNF) - Sở Công Thương TP. HCM phối hợp cùng Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) vừa tổ chức hội thảo "Giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu nhằm tạo thuận lợi thương mại trong bối cảnh Covid-19".

VNF
Chi phí logistics tăng cao, doanh nghiệp xuất nhập khẩu lo mất bạn hàng.

Tại hội thảo, ông Lê Huỳnh Minh Tú, Phó giám đốc Sở Công Thương TP. HCM cho biết, do tác động nặng nề của dịch Covid-19, kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp thành phố chỉ đạt 44,9 tỷ USD tăng 1% so với năm 2020.

Hầu hết thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp thành phố đều có kim ngạch giảm như Trung Quốc giảm 8,7%, Hoa Kỳ giảm 2,3%, Nhật Bản giảm 14,7%, EU giảm 0,8%...

Theo ông Tú, dù công tác kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn thành phố đang được kiểm soát tốt nhưng hoạt động sản xuất, xuất khẩu của doanh nghiệp khó có thể sớm phục hồi do vấn đề kho bãi, giá cước vận tải biển tăng cao.

Cùng với đó, tình trạng thiếu hụt container, thiết bị bốc dỡ và tàu chuyên chở vẫn đang khiến các các chuỗi cung ứng đối mặt áp lực lớn. Đặc biệt các thị trường trọng điểm của TP. HCM nói riêng và Việt Nam nói chung đang có xu hướng tăng cường áp dụng nhiều biện pháp phòng chống dịch gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp.

Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực thực phẩm TP. HCM cho biết, hiện nay các hội viên nhận được đơn hàng lớn từ các nước nhưng thận trọng nhận vì giá nguyên liệu đầu vào tăng 30%-50%, đặc biệt phí dịch vụ logistics tăng cao.

Bà Chi cho hay giá cước phí một container loại 40 feet từ Việt Nam đi Mỹ trước đây có giá khoảng 2.000 USD trở lại, 28 ngày đến nơi. Hiện nay giá tăng lên 13.000 - 15.000 USD/container.

Cùng với đó, các doanh nghiệp xuất khẩu còn gặp khó về thời gian vận chuyển. Nếu trước đây, 1 container chuyển đến các cảng tại châu Âu chỉ trong vòng 1 tháng thì hiện tại, thời gian vận chuyển kéo dài gần 3 tháng.

Cũng theo bà Chi, không chỉ tăng cước, phí mà việc đặt container rỗng và chỗ trên tàu cũng rất khó khăn, doanh nghiệp phải đặt chỗ trước tới vài tháng.

“Giá thành sản xuất cao, thời gian vận chuyển kéo dài khiến cả doanh nghiệp xuất khẩu lẫn đối tác phân phối ở nước ngoài rơi vào thế bị động do thời hạn sử dụng sản phẩm thực phẩm bị rút ngắn và giá sản phẩm bị đội lên cao”, bà Chi nói.

Theo bà Chi, do chi phí dịch vụ logistics tăng cao khiến doanh nghiệp mất đơn hàng, mất thị trường dày công xây dựng nhưng vấn đề này nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp.

“Chúng tôi kỳ vọng cơ quan nhà nước, bộ ngành có những chính sách logistics chứ hiện nay rõ ràng doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn”, bà Chi nói.

Ông Huỳnh Văn Cường, Phó chủ tịch Hiệp hội Logistics TP. HCM (VLA) cũng khẳng định, chi phí vận tải biển đã tăng rất nhiều trong hai năm qua. Kéo theo đó là áp lực lên các doanh nghiệp xuất nhập khẩu rất lớn. Trước đây, hàng từ cụm cảng Cái Mép - Thị Vải đi Mỹ có thể mất 18-30 ngày, hiện tại mất đến 3 tháng.

Đại diện VLA cho biết, trong giai đoạn bùng dịch lần thứ 4, tại các tỉnh phía Nam đã áp dụng các biện pháp phòng dịch như “3 tại chỗ”, “một cung đường, hai điểm đến”, nhà máy phong tỏa khi xuất hiện các ca F0… đã khiến nhiều doanh nghiệp ngưng hoạt động hoặc chỉ hoạt động một phần gây ra tình trạng ùn ứ hàng hóa tại các cảng biển gây tỷ lệ tồn bãi, tồn kho cao, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp khai thác cảng, kho; còn đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, logistics thì phát sinh chi phí lưu container, lưu bãi, lưu kho.

Ông Cường cũng kiến nghị, cần tạo cơ chế đặc biệt cho các doanh nghiệp Việt Nam dẫn dắt thị trường bởi riêng tại TP. HCM có khoảng 3.000-4000 doanh nghiệp logistics với quy mô từ vừa và nhỏ, cung cấp các dịch vụ phổ thông cơ bản.

Đại diện VLA cũng cho rằng cần thẳng thắn nhìn nhận các công ty logistics tại Việt Nam mới chỉ cung cấp các dịch vụ phổ thông cơ bản, chưa đủ tiềm lực, kinh nghiệm.

“Trong khi 65% và 73% hàng hóa nhập khẩu/xuất khẩu được thực hiện bởi doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, hầu hết các gói logistics đều được chỉ định từ các gói thầu quốc tế và đương nhiên miếng bánh còn lại trong nước chỉ là một phân đoạn nhỉ trong chuỗi cung ứng”, đại diện VLA nhấn mạnh.

“Chính phủ cần khoanh vùng các công ty sản xuất được xác định là mũi nhọn của quốc gia, định hướng ưu tiên hợp tác với các công ty logistics đầu ngành Việt Nam theo đúng tinh thần “người Việt Nam ưu tiên dùng dịch vụ của công ty Việt Nam”, ông Cường nhấn mạnh thêm.

Tại hội thảo, bà Ann Marie Yastishock, Giám đốc USAID Việt Nam cũng đã giới thiệu về Dự án tạo thuận lợi thương mại” (Dự án USAID TFP) đơn vị này tài trợ với tổng vốn hơn 21,7 triệu USD thời gian thực hiện trong 5 năm (2018-2023).

Mục tiêu tổng thể của Dự án USAID TFP là cải cách, chuẩn hóa, hài hòa và đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất nhập khẩu phù hợp với các chuẩn mục quốc tế nhằm thực hiện Hiệp định tạo thuận lợi thương mại của Tổ chức thương mại thế giới (WTO TFA) và chủ trương của Chính phủ về cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

Bà Ann Marie Yastishock cho biết trong 6 tỉnh được lựa chọn triển khai dự án, TP. HCM là địa bàn trọng điểm được USAID và dự án quan tâm hàng đầu về tạo thuận lợi thương mại và thành lập Ban tạo thuận lợi thương mại tại địa phương. Thời gian qua, dự án USAID TFP đã triển khai các báo cáo “Cải thiện hoạt động thương mại và logistics tại cảng Cát Lái và khu vực lân cận tại TP. HCM”; tổ chức các hoạt động đào tạo liên quan đến xuất xứ hàng hóa trong các hiệp định thương mại tự do Việt Nam đã ký kết.

Đại diện USAID qua hội thảo hy vọng sẽ có các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, giúp cắt giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. Cùng đó, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khắc phục khó khăn trong bối cảnh dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Bộ Quốc phòng yêu cầu Khánh Hòa cung cấp hồ sơ giao đất Sân bay Nha Trang cho Phúc Sơn

Bộ Quốc phòng yêu cầu Khánh Hòa cung cấp hồ sơ giao đất Sân bay Nha Trang cho Phúc Sơn

(VNF) - UBND tỉnh Khánh Hòa đang phân công các cơ quan, đơn vị cung cấp tài liệu liên quan đến hồ sơ giao đất Sân bay Nha Trang cũ cho Tập đoàn Phúc Sơn theo đề nghị của Bộ Quốc phòng.

Phương Thành Tranconsin: Trúng thầu 'khủng' nhưng chậm đóng BHXH

Phương Thành Tranconsin: Trúng thầu 'khủng' nhưng chậm đóng BHXH

(VNF) - Là "ông lớn" trong ngành giao thông với số vốn điều lệ gần cán mốc 1.500 tỷ đồng, doanh thu đạt gần 2.000 tỷ đồng và sở hữu hệ sinh thái đa ngành, khá bất ngờ khi Phương Thành Tranconsin vừa bị bêu tên vì chậm đóng BHXH.

Đổi cách làm du lịch: Tránh 'số hóa nửa vời'

Đổi cách làm du lịch: Tránh 'số hóa nửa vời'

(VNF) - “Có doanh nghiệp tiên phong ứng dụng mọi quy trình trên nền tảng online nhưng khi đưa khách đến các địa phương thì vẫn phải mua vé tại chỗ”, ông Trương Gia Khánh, Giám đốc điều hành Công ty du lịch VianTravel, lấy ví dụ về thực trạng chuyển đổi số ngành du lịch tại Việt Nam.

'Khoảng 1-2 tháng tới, Aqua City của Novaland sẽ tiếp tục triển khai'

'Khoảng 1-2 tháng tới, Aqua City của Novaland sẽ tiếp tục triển khai'

(VNF) - Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai cho biết tỉnh đã cùng các cơ quan quản lý nhà nước tháo gỡ các vướng mắc cho doanh nghiệp, khoảng 1 - 2 tháng nữa dự án Aqua City của Novaland có thể sẽ tiếp tục được triển khai.

'Mở khóa' tăng trưởng, Hàn Quốc hỗ trợ 19 tỷ USD cho ngành chip

'Mở khóa' tăng trưởng, Hàn Quốc hỗ trợ 19 tỷ USD cho ngành chip

(VNF) - Ngày 23/5, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã công bố chương trình hỗ trợ quốc gia trị giá 26 nghìn tỷ won (19 tỷ USD) để thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn của đất nước trong bối cảnh cuộc chạy đua gay gắt diễn ra trên toàn cầu.

Vietnam Airlines khai thác tàu thân rộng trên đường bay đi Singapore

Vietnam Airlines khai thác tàu thân rộng trên đường bay đi Singapore

(VNF) - Nhằm đáp ứng nhu cầu cao điểm hè, từ tháng 6 đến hết tháng 7/2024, Vietnam Airlines sẽ khai thác máy bay thân rộng Boeing 787 cho chặng Hà Nội – Singapore và chiều ngược lại với tần suất 7 chuyến/tuần, nhằm mục tiêu tăng hơn 50% lượng hành khách vận chuyển trên mỗi chuyến bay.

Nhận diện Xây dựng công trình giao thông 236 từng bị xác định dấu hiệu gian lận hồ sơ

Nhận diện Xây dựng công trình giao thông 236 từng bị xác định dấu hiệu gian lận hồ sơ

(VNF) - Thông tin E-HSĐXKT của CTCP Quản lý và Xây dựng công trình giao thông 236 (Xây dựng công trình giao thông 236) được xác định có dấu hiệu gian lận khi cung cấp tài liệu theo quy định của Luật đấu thầu, Cục Đường bộ Việt Nam đã quyết định cấm thầu đối với cá nhân

Rào cản ESG: Lộ trình chuyển đổi và giải pháp kỹ thuật cho các doanh nghiệp

Rào cản ESG: Lộ trình chuyển đổi và giải pháp kỹ thuật cho các doanh nghiệp

(VNF) - Sáng 15/5/2024, tại sự kiện chuyên đề “Triển vọng thị trường xuất nhập khẩu” do VietinBank tổ chức tại TP. HCM, gần 200 lãnh đạo các doanh nghiệp (DN) đang hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu (XNK) trên toàn quốc đã tham gia để lắng nghe các chia sẻ về Rào cản ESG của các thị trường lớn đối với sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam, lộ trình chuyển đổi và giải pháp kỹ thuật cho các DN nhằm đáp ứng các quy định này.

‘Nếu không đẩy nhanh cải cách, nhà đầu tư có thể tìm đến nước khác’

‘Nếu không đẩy nhanh cải cách, nhà đầu tư có thể tìm đến nước khác’

(VNF) - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng đinh nếu chúng ta không đẩy nhanh các cải cách, thì đầu tư hoàn toàn có thể sẽ tìm đến nước khác để đầu tư

Doji, PNJ, Bảo Tín Minh Châu vào danh sách thanh tra vàng cùng SJC

Doji, PNJ, Bảo Tín Minh Châu vào danh sách thanh tra vàng cùng SJC

(VNF) - NHNN vừa công bố quyết định thanh tra 2 ngân hàng và 4 doanh nghiệp kinh doanh vàng, gồm: Ngân hàng TMCP Tiên Phong, Ngân hàng TMCP XNK Việt Nam, Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC), Công ty CP Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji, CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận, Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu.