Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Chiều 5/4, UBND thành phố Hà Nội đã tổ chức hội nghị công bố quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng tỷ lệ 1/5000 (đoạn từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở) và quy hoạch phân khu đô thị sông Đuống tỷ lệ 1/5000 (đoạn từ cầu Bắc Cầu đến cầu Phù Đổng).
Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh cho biết trong thời gian qua công việc quy hoạch, phát triển đô thị luôn được Chính phủ, Bộ ngành, Thành uỷ, HĐND, UBND thành phố quan tâm chỉ đạo.
"Quy hoạch luôn được xác định phải đi trước một bước, việc lập, thẩm định, phê duyệt các quy hoạch được thực hiện theo trình tự, làm cơ sở cho quản lý phát triển đô thị và hình thành các dự án đầu tư xây dựng, đảm bảo tính đồng bộ", ông Chu Ngọc Anh nhấn mạnh.
Xác định đây đều là những dự án quan trọng, Chủ tịch UBND thành phố đã giao UBND các quận, huyện Đan Phượng, Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh Trì, Thường Tín, Mê Linh, Đông Anh, Long Biên và Gia Lâm lập bản vẽ ranh giới tỷ lệ 1/500 các khu dân cư hiện có được tồn tại, bảo vệ, chuyển Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xác nhận phù hợp với quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Đồng thời, tổ chức lập quy hoạch chi tiết 1/500 để chỉnh trang khu dân cư hiện có được tồn tại, bảo vệ; xác định pháp lý về sử dụng đất đối với từng lô đất trong khu dân cư hiện có, làm cơ sở cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và cấp giấy phép xây dựng, kiểm tra, quản lý giám sát xây dựng theo quy hoạch, xử lý các trường hợp xây dựng sai quy hoạch theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.
Ông Chu Ngọc Anh cũng giao các quận, huyện trên rà soát, điều chỉnh các chương trình, kế hoạch, quy hoạch và dự án đầu tư, có liên quan trên địa bàn phù hợp với quy hoạch phân khu đã được phê duyệt; quản lý chặt chẽ hành lang bảo vệ đê điều, kè, bờ sông, đất bãi sông, bãi nổi theo đúng quy định của pháp luật về đê điều, chống lấn chiếm nhất là sau khi hình thành các tuyến đường trong bãi sông.
Ngoài ra, các quận, huyện phải có giải pháp quản lý khu dân cư tập trung hiện có, không để phát sinh thêm diện tích đất ở, số hộ dân sinh sống ngoài đê và ngoài quy hoạch. Đồng thời rà soát xây dựng phương án lộ trình di dời các khu vực dân cư ở khu vực dòng sông co hẹp, nguy cơ mất an toàn khi có lũ lớn và các hộ dân cư vi phạm pháp luật về đê điều nằm trong phạm vi đê điều và khu vực đang bị sạt lở, nguy hiểm.
Được biết, theo quyết định phê duyệt, phân khu đô thị sông Hồng có chiều dài 40km, trải dài từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở, thuộc địa giới hành chính của 55 phường, xã thuộc 13 quận, huyện gồm: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Tây Hồ, Bắc Từ Liêm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Long Biên, Đan Phượng, Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm, Thường Tín và Thanh Trì.
Phân khu quy hoạch có diện tích gần 11.000ha, trong đó, sông Hồng chiếm 3.600ha (33%), đất bãi sông trên 5.400ha (50%), phần diện tích còn lại là khu vực đã xây dựng gồm các khu làng xóm có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời như xã Bát Tràng, Văn Khê, Tráng Việt; các khu phố ngoài đê như Quảng An, Tứ Liên, Yên Phụ, Phúc Xá... Cùng với đó là đất các công trình hạ tầng xã hội (công cộng, trường học), các công trình hạ tầng kỹ thuật, đất an ninh quốc phòng, công nghiệp (kho bãi, bến cảng).
Trong khi đó, phân khu đô thị sông Đuống có diện tích nghiên cứu khoảng 1.152ha, trong đó, diện tích đất ở hơn 73ha, chỉ chiếm 6,36% diện tích phân khu đô thị sông Đuống. Diện tích còn lại chủ yếu dành cho các hạng mục như cây xanh, hạ tầng giao thông, đất an ninh quốc phòng, đất mặt nước... Dân số dự kiến đến năm 2030 khoảng 8.296 người.
Phân khu này được định hướng là khu vực đặc thù, phải tuân thủ các yêu cầu của Luật Đê điều; bổ trợ cho cảnh quan trung tâm của khu vực phía bắc sông Hồng, là nơi bố trí các công trình đầu mối đường thuỷ để liên kết với mạng lưới vùng.
Bên cạnh đó, đây sẽ là khu vực có quỹ đất để phát triển hai bên sông theo hướng cây xanh sinh thái, kết hợp du lịch, bảo tồn và duy trì cảnh quan thiên nhiên tạo lập bộ mặt cho các phân khu đô thị, kết hợp cải tạo chỉnh trang, tái thiết làng xóm dân cư hiện hữu, bảo tồn các công trình di tích, kiến trúc có giá trị. Cùng với đó là phát triển hệ thống đường ven sông; cầu kết nối đô thị hai bên sông.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.