Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Theo ông Nguyễn Xuân Quang, nhu cầu nhà ở xã hội và nhà thương mại tại Việt Nam hiện nay đang ngày càng trở nên bức thiết bởi đây là thời kỳ dân số vàng với 70% dân số trong độ tuổi lao động (từ 15 – 59 tuổi).
Các thành phố lớn hay siêu đô thị như TP. HCM, Hà Nội đang bùng nổ nhu cầu nhà ở trong khi quỹ đất để phát triển xây dựng nhà ở, giao thông và các dịch vụ tiện ích đều đang thiếu hụt nghiêm trọng.
Theo số liệu chính thức từ Bộ Xây dựng, từ nay đến năm 2020, các khu vực đô thị cả nước có hơn 1,7 triệu người khó khăn về nhà ở (diện tích bình quân dưới 5m2/người) và 1,7 triệu công nhân có nhu cầu ổn định chỗ ở. Để đáp ứng nhu cầu nhà ở cần phải xây dựng khoảng 700.000 căn hộ.
Do vậy, để giải quyết nhu cầu khổng lồ này, ông Quang cho rằng cần phải hình thành cơ quan quản lý phát triển nhà ở cấp quốc gia đồng thời thiết lập các kênh tài chính – tiết kiệm nhà ở theo thông lệ và kinh nghiệm quốc tế.
"Cơ quan này sẽ đóng vai trò đầu mối cho các kế hoạch, quy hoạch phát triển không gian đô thị, nâng cấp và tái chỉnh trang đô thị tại các thành phố lớn như TP. HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, đồng thời cung cấp quỹ nhà ở xã hội cho các đối tượng thu nhập hạn chế để mua và thuê nhà ở.
"Cơ quan phát triển nhà ở xã hội cấp quốc gia có các chi nhánh trực thuộc các tỉnh thành trên cả nước sẽ tập trung nguồn lực để phát triển nhà ở cho các đối tượng khó khăn về nhà ở. Cơ quan này nên được xem xét dưới góc độ quản lý và an sinh xã hội thay vì là phúc lợi thuần túy như hiện nay", ông Quang nhấn mạnh.
Vị Chủ tịch HĐQT của Nam Long Group cũng cho rằng việc hình thành các kênh tài chính và tiết kiệm để mua nhà là một yêu cầu bắt buộc của thị trường bất động sản hiện nay. Do vậy Chính phủ cần hình thành cơ chế ưu đãi vượt trội về tài chính, tín dụng và thuế cho người mua nhà cũng như tổ chức phát triển nhà. Song song với đó, ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật riêng cho nhà ở xã hội, nhà thương mại giá rẻ; quy hoach ngân hàng quỹ đất công để phát triển nhà ở xã hội tại các tỉnh/ thành phố.
"Ngoài ra, cần thúc đẩy giải quyết 2 vướng mắc lớn nhất trong phát triển nhà ở xã hội là chi phí giải tỏa, đền bù và khung định mức để hạch toán chi phí xây dựng hạ tầng kỹ thuật", ông Quang đề xuất.
Theo ông Vũ Văn Phấn – Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), tính đến nay cả nước đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng 84 dự án nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp đô thị với quy mô 33.400 căn hộ. Hiện đang tiếp tục triển khai 135 dự án, quy mô xây dựng khoảng 81.000 căn hộ (bao gồm cả một số dự án chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội đã được UBND các tỉnh, thành phố chấp thuận).
Đối với Chương trình nhà ở xã hội cho công nhân khu công nghiệp đến nay đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng 100 dự án với quy mô xây dựng khoảng 41.000 căn hộ. Đang tiếp tục triển khai 72 dự án với quy mô xây dựng khoảng 88.000 căn hộ.
Còn với Chương trình phát triển nhà ở xã hội dành cho học sinh, sinh viên, đến nay đã có 89/95 dự án nhà ở sinh viên hoàn thành đưa vào sử dụng, bố trí cho khoảng 220.000 sinh viên. Bên cạnh đó có 6 dự án đang trong giai đoạn hoàn thiện. Số lượng sinh viên, học sinh đã được bố trí vào ở đạt tỷ lệ bình quân chung khoảng 83%.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.