Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Công ty cổ phần Đầu tư công nghệ HACOM (viết tắt là HACOM) tiền thân là Công ty cổ phần máy tính Hà Nội, sở hữu thương hiệu Hanoicomputer. Doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực bán lẻ các sản phẩm máy tính và thiết bị văn phòng. Sau hơn 20 năm phát triển, đến nay HACOM trở thành một trong những thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh các sản phẩm công nghệ thông tin tại Việt Nam.
HACOM từng được vinh danh trong top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam 2021 và 2022; top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 2021 và top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam năm 2022.
Công ty cổ phần Đầu tư công nghệ HACOM được thành lập vào tháng 8/2001, trụ sở chính nằm tại địa chỉ số 129 + 131 Lê Thanh Nghị, phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Vốn điều lệ ban đầu của doanh nghiệp này là 20 tỷ đồng, cơ cấu cổ đông gồm: Nguyễn Thanh Sơn góp 8,6 tỷ đồng (tương đương 43% cổ phần); Nguyễn Mạnh Điệp góp 8,4 tỷ đồng (42% cổ phần); Đặng Tiến Trung góp 1,6 tỷ đồng (8% cổ phần) và Bùi Mạnh Thắng góp 1 tỷ đồng (5% cổ phần).
Đến tháng 4/2016, Công ty cổ phần Đầu tư công nghệ HACOM tăng vốn điều lệ lên mức 26 tỷ đồng. Cơ cấu và số cổ phần sở hữu của các cổ đông nêu trên không thay đổi. Lúc này, ông Nguyễn Thanh Sơn góp 11,18 tỷ đồng; Nguyễn Mạnh Điệp góp 10,92 tỷ đồng; Đặng Tiến Trung góp 2,08 tỷ đồng và Bùi Mạnh Thắng góp 1,3 tỷ đồng. Ông Nguyễn Thanh Sơn (sinh năm 1976) giữ chức danh Tổng giám đốc và là người đại diện pháp luật của doanh nghiệp.
Tháng 6/2018, Công ty cổ phần Đầu tư công nghệ HACOM tiếp tục tăng vốn điều lệ lên mức 33 tỷ đồng. Cơ cấu cổ đông giữ nguyên, với mức vốn góp lần lượt là Nguyễn Thanh Sơn 14,19 tỷ đồng; Nguyễn Mạnh Điệp 13,86 tỷ đồng; Đặng Tiến Trung 2,64 tỷ đồng và Bùi Mạnh Thắng 1,65 tỷ đồng. Lúc này, chức danh Tổng giám đốc và người đại diện pháp luật của doanh nghiệp cũng chuyển từ ông Nguyễn Thanh Sơn sang ông Đặng Tiến Trung (sinh năm 1978).
Cuối năm 2019, vốn điều lệ của Công ty cổ phần đầu tư công nghệ HACOM được tăng lên mức 70 tỷ đồng. Rồi sau đó tiếp tục tăng lên mức 140 tỷ đồng vào tháng 5/2021. Tổng giám đốc và người đại diện pháp luật của doanh nghiệp cũng chuyển từ ông Đặng Tiến Trung sang ông Bùi Mạnh Thắng (sinh năm 1982). Ngoài ra, ông Thắng còn là người đại diện tại Công ty cổ phần máy tính Hà Nội - chi nhánh Hải Phòng.
Ngoài chuỗi bán lẻ, Công ty cổ phần đầu tư công nghệ HACOM cũng là nhà thầu cung cấp các thiết bị công nghệ thông tin khá nổi tiếng. Thống kê cho thấy doanh nghiệp này đã tham gia 64 gói thầu, trong đó trúng 49 gói, với tổng giá trị trúng thầu là hơn 105 tỷ đồng. Trong đó, gần 1,2 tỷ đồng là các gói chỉ định thầu. Tổng giá trị trúng thầu với vai trò độc lập là 80,6 tỷ đồng. Các địa phương mà doanh nghiệp đã tham gia thầu gồm Hà Nội (30 gói), Hòa Bình (3 gói), TP. HCM (3 gói), Điện Biên (1 gói), Bà Rịa - Vũng Tàu (1 gói)...
Mới đây nhất, ngày 29/3 vừa qua, Công ty cổ phần Đầu tư công nghệ HACOM vừa trúng gói thầu mua sắm thiết bị công nghệ phục vụ hệ thống MRO-IT do Công ty cổ phần Tin học - viễn thông hàng không mời thầu, giá trúng thầu là hơn 4,2 tỷ đồng.
Ngày 26/3, Công ty cổ phần Đầu tư công nghệ HACOM trúng gói thầu mua sắm thiết bị văn phòng phục vụ công tác chuyên môn ngành tài chính năm 2024 do Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội mời thầu, giá trúng thầu là gần 1 tỷ đồng.
Hay như ngày 22/2, Công ty cổ phần Đầu tư công nghệ HACOM trúng gói thầu cung cấp thiết bị tin học do Bệnh viên Lão khoa Trung ương mời thầu, giá trúng thầu hơn 350 triệu đồng; ngày 7/2, trúng gói thầu mua sắm thiết bị và linh kiện thay thế cho thiết bị công nghệ thông tin do Bệnh viện Nhi Trung ương mời thầu, giá trúng thầu gần 300 triệu đồng.
Tháng 12/2023, Công ty cổ phần Đầu tư công nghệ HACOM trúng gói thầu đầu tư trang thiết bị công nghệ thông tin phục vụ khách hàng giai đoạn 2023-2028 do Công ty cổ phần tin học - viễn thông hàng không mời thầu, giá trúng thầu hơn 643 triệu đồng. Cũng trong tháng này, HACOM trúng gói thầu cải tạo thư viện Tạ Quang Bửu làm phòng quay và phòng hậu kỳ phục vụ xây dựng học liệu số do Đại học Bách khoa Hà Nội mời thầu, giá trúng thầu hơn 6,8 tỷ đồng.
Cuối tháng 11/2023, Công ty cổ phần đầu tư công nghệ HACOM cũng trúng gói thầu mua sắm công cụ dụng cụ trang thiết bị công nghệ thông tin phục vụ khách hàng giai đoạn 2023-2028 do Công ty cổ phần tin học - viễn thông hàng không mời thầu, giá trúng thầu là hơn 12,4 tỷ đồng...
Theo dữ liệu của VietnamFinance, giai đoạn 2020 - 2022, tài sản của Công ty cổ phần Đầu tư công nghệ HACOM tương đối trồi sụt. Từ mức 232 tỷ đồng vào năm 2020, tổng tài sản của doanh nghiệp tăng lên 314,7 tỷ đồng vào năm 2021, rồi lại giảm xuống còn 293,9 tỷ đồng vào năm 2022.
Phần lớn tài sản của Công ty cổ phần Đầu tư công nghệ HACOM là tài sản ngắn hạn, đặc biệt là lượng hàng tồn kho. Theo lý thuyết, việc duy trì hàng tồn kho lớn sẽ khiến cho doanh nghiệp gặp nhiều rủi ro khi nhu cầu thị trường tiêu thụ giảm khiến cho giá bán cũng sụt giảm theo, từ đó biên lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ bị thu hẹp do giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng lớn từ hàng tồn kho giá cao. Đồng thời, doanh nghiệp cũng sẽ phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho do giá trị hiện tại giảm mạnh so với giá gốc ban đầu khiến cho lợi nhuận sụt giảm.
Theo đó, từ mức 166,5 tỷ đồng vào năm 2020, hàng tồn kho của Công ty cổ phần Đầu tư công nghệ HACOM tăng lên mức 203 tỷ đồng vào năm 2021, rồi sau đó giảm xuống còn 172,6 tỷ đồng vào năm 2022.
Trong 2 năm gần nhất (2021 - 2022), Công ty cổ phần Đầu tư công nghệ HACOM cũng dành hàng chục tỷ đồng để đầu tư tài chính dài hạn. Cụ thể, mỗi năm doanh nghiệp này đầu tư 24,5 tỷ đồng vào các công ty liên doanh, liên kết.
Cơ cấu nguồn vốn của Công ty cổ phần đầu tư công nghệ HACOM được phân bổ khá đồng đều khi tỷ lệ nợ phải trả liên tục được tiết giảm. Theo đó, từ mức 157,7 tỷ đồng vào năm 2020 (tương đương 67,6% tổng nguồn vốn), nợ phải trả của doanh nghiệp tăng nhẹ lên 158,4 tỷ đồng vào năm 2021 (tương đương 50,3% tổng nguồn vốn), rồi giảm xuống còn 129,4 tỷ đồng vào năm 2022 (tương đương 44% nguồn vốn).
Trái ngược với nợ phải trả, vốn chủ sở hữu của Công ty cổ phần đầu tư công nghệ HACOM liên tục được gia cố trong giai đoạn này, từ mức 74,5 tỷ đồng (2020) lên 156,3 tỷ đồng (2021) và 164,5 tỷ đồng (2022).
Về kết quả kinh doanh, giai đoạn 2020 - 2022 chứng kiến sự bùng nổ về doanh thu của Công ty cổ phần Đầu tư công nghệ HACOM. Cụ thể, từ mức 861,9 tỷ đồng vào năm 2020, doanh thu thuần của doanh nghiệp này đã vượt mốc nghìn tỷ và đạt 1.303 tỷ đồng vào năm 2021, tương đương mức tăng trưởng hơn 50%, rồi tiếp tục đạt 1.318 tỷ đồng vào năm 2022.
Doanh thu khủng nhưng giá vốn bán hàng cũng neo ở mức cao nên lợi nhuận gộp còn lại của Công ty cổ phần Đầu tư công nghệ HACOM trong giai đoạn này cũng lần lượt còn lại 66 tỷ đồng (2020), 103 tỷ đồng (2021) và 121 tỷ đồng (2022).
Sau khi trừ đi các khoản chi phí (lãi vay, bán hàng, quản lý và thuế), Công ty cổ phần đầu tư công nghệ HACOM báo lãi thuần 2,5 tỷ đồng vào năm 2020; 12,9 tỷ đồng vào năm 2021 và 9,2 tỷ đồng vào năm 2022.
Luỹ kế giai đoạn này, Công ty cổ phần Đầu tư công nghệ HACOM thu về gần 3.500 tỷ đồng, nhưng chỉ báo lãi chưa tới 25 tỷ đồng.
Trong bảng lưu chuyển tiền tệ, dòng tiền kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư công nghệ HACOM cũng khá bấp bênh trong giai đoạn này. Cụ thể, năm 2020, dòng tiền kinh doanh của doanh nghiệp âm 31,7 tỷ đồng, rồi sau đó được cải thiện lên mức dương 23,2 tỷ đồng vào năm 2021. Tuy vây, tình trạng âm dòng tiền kinh doanh lại tiếp diễn vào năm 2022, với mức âm 13,7 tỷ đồng.
Dòng tiền kinh doanh biểu thị cho việc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thu được tiền về không. Trường hợp dòng tiền âm có nghĩa rằng công ty chỉ ghi nhận lãi trên sổ sách chứ không thu được tiền về. |
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.