'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Việt Nam đang trong giai đoạn nước rút đưa tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10% theo mục tiêu "Đề án Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020".
Báo cáo tại sự kiện Banking Vietnam 2019 với chủ đề “Tài chính toàn diện trong xu thế phát triển của nền kinh tế không dùng tiền mặt" tổ chức ngày 30/5, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Kim Anh cho biết năm 2018 đã đánh dấu một năm thành công vượt bậc trong phát triển thanh toán điện tử của Việt Nam.
Cụ thể, thanh toán Internet, thanh toán di động đạt tốc độ tăng trưởng ấn tượng về giá trị giao dịch, tương ứng tăng 19,5% và 169,5% so với năm 2017. Hãng kiểm toán PwC cũng đã xếp Việt Nam là thị trường tăng trưởng nhanh nhất về thanh toán di động trong năm 2018.
Tuy nhiên theo đại diện Ngân hàng Nhà nước, việc cung cấp dịch vụ tài chính đến tất cả người dân và tổ chức trong nền kinh tế có thể gặp nhiều rào cản như chi phí dịch vụ, khoảng cách địa lý, thời gian cung cấp dịch vụ, chất lượng dịch vụ… Điều đó khiến cho thực thi tài chính toàn diện là không dễ dàng, nhất là ở các nước đang phát triển như Việt Nam.
Bàn về xu hướng không dùng tiền mặt tại Việt Nam, ông Nguyễn Đình Thắng, Chủ tịch ngân hàng Bưu Điện Liên Việt (LienVietPostbank) cho biết không dùng tiền mặt là xu hướng của thế giới đồng thời là chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước nhằm mục tiêu thúc đẩy sự phát triển về lĩnh vực thương mại điện tử. Đây còn là công cụ giúp minh bạch hóa các quá trình giao dịch cũng như kinh doanh.
Tuy nhiên theo ông Thắng, khó khăn hiện nay là làm sao tạo được sự đồng thuận, cộng hưởng giữa ngân hàng, các công ty cổng thanh toán với các đối tác, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ. Chẳng hạn như ngân hàng muốn thanh toán không dùng tiền mặt cho người dân khi trả tiền điện thì ngân hàng phải kết hợp được với ngành điện.
Điều khó khăn nhất là làm thế nào để tiền mặt của người dân “đi" vào hệ thống thẻ, ví điện tử, vào tài khoản ngân hàng. Người đứng đầu LienVietPostbank đưa ra ví dụ: "Một người ở nông thôn có 20 triệu đồng tiền mặt và 1 cái app ví nhưng nếu ngoài giờ làm việc hoặc xa quá thì ví vẫn rỗng và 20 triệu đồng tiền mặt vẫn phải cầm đi tiêu".
"Muốn thanh toán không dùng tiền mặt thì phải bỏ được tiền vào trong tài khoản dù đó là tài khoản điện tử hay ví thì hành lang pháp lý của Ngân hàng Nhà nước và các bộ ngành phải tạo điều kiện giúp cho các ngân hàng, công ty cổng thanh toán một chính sách để 24/7 và bất cứ chỗ nào đều có thể nạp được tiền mặt vào trong điện thoại. Hiện nay phải đến ngân hàng để nộp tiền mặt vào hay phải mở tài khoản mới giao dịch thì làm sao mà phát triển được", ông Thắng chia sẻ.
Đồng quan điểm này, TS Nguyễn Thị Hiền, Phó viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng, cho rằng sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách, đặc biệt là có các chính sách ưu đãi cho mở tài khoản cơ bản như không thu phí hoặc không yêu cầu duy trì số dư tối thiểu là giải pháp để thúc đẩy thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam hiện nay.
"Tài khoản cơ bản được hiểu là chuyên dùng để chuyển và nhận các khoản thanh toán cần thiết của người dân. Do đó, miễn phí mở tài khoản và không cần thiết quy định người dân phải duy trì số dư", bà Hiền phân tích.
Phía Ngân hàng Nhà nước cũng đưa ra các định hướng, giải pháp đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trong thời gian tới như chỉ đạo triển khai hệ thống thanh toán bù trừ tự động phục vụ các giao dịch bán lẻ qua đó thiết lập hạ tầng thanh toán bán lẻ hiện đại, hoạt động hiệu quả liên tục, phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư; triển khai các mô hình thanh toán tại khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa gắn với việc xây dựng và triển khai chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện tại Việt Nam.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.