'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Báo cáo của WB đã đề cập tới những diễn biến mới nhất của nền kinh tế Việt Nam, đưa ra những dự báo về triển vọng ngắn hạn và trung hạn của nền kinh tế cũng như những nhận định về rủi ro nội tại và bên ngoài liên quan đến triển vọng tăng trưởng của Việt Nam.
Báo cáo nhận định, quá trình phục hồi kinh tế của Việt Nam tăng tốc trong sáu tháng vừa qua, nhờ khu vực chế tạo chế biến đứng vững và các ngành dịch vụ phục hồi mạnh mẽ. Vì vậy, theo WB, tăng trưởng GDP được dự báo tăng mạnh từ 2,6% trong năm 2021 lên 7,5% trong năm 2022, lạm phát được dự báo tăng trung bình 3,8%.
Bình luận về những con số này, bà Carolyn Turk, Giám đốc WB tại Việt Nam, nhận định kinh tế Việt Nam vẫn phục hồi mạnh mẽ trong nửa đầu năm, bất chấp tác động từ các cú sốc cung liên quan đến xung đột Ukraine và các biện pháp kiểm soát dịch Coivd-19 tại Trung Quốc.
Trong đó, các lĩnh vực năng động nhất trong 6 tháng đầu năm bao gồm may mặc (tăng 23,3%), giày da (tăng 13,1%), sản phẩm điện tử, máy tính và sản phẩm quang học (tăng 11,2%), và chế tạo máy (tăng 9,1%). Những lĩnh vực này cũng là động lực chính cho tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa.
Về tình trạng nợ công, chuyên gia WB nhấn mạnh ngân sách nhà nước ước tính bội thu 9,6 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm, chủ yếu do thực chi thấp hơn dự toán, tổng thu đạt 66,1% dự toán trong khi chi chỉ chạm mức 40%.
Nhờ bội thu ngân sách, quy mô vay nợ của Chính phủ tương đối hạn chế. Tỷ lệ nợ công năm 2022 dự báo dưới 40%, thấp hơn rõ ràng so với trần nợ công 60% GDP trong Chiến lược nợ công giai đoạn 2021-2030.
Do đó, bà Dorsati Madami, chuyên gia kinh tế của WB, đánh giá: “Nợ công sẽ tiếp tục giảm, đây có lẽ là điều cả thế giới đều ghen tị (với Việt Nam)”.
Theo WB, lạm phát tính theo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng từ 1,8% trong tháng 12/2021 lên 3,4% trong tháng 6, nhưng vẫn thấp hơn mục tiêu 4% của ngân hàng nhà nước.
Nguyên nhân có thể xuất phát từ cú sốc cung. Giá xăng dầu tăng (61,2% trong tháng 6) làm tăng giá vận tải (21,4%), là yếu tố chính đóng góp vào lạm phát.
Cơ quan này dự báo lạm phát sẽ tăng đến 4% vào năm 2023, trước khi chững lại còn 3,3% trong năm 2024, khi các cú sốc về cung từ thị trường thế giới hạ nhiệt.
Cho đến nay, tình trạng lạm phát chủ yếu do các yếu tố cung bên ngoài. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ cầu, nhu cầu trong nước gia tăng đặc biệt khi tiêu dùng phục hồi cũng có thể làm tăng áp lực lên giá cả, từ đó cản trở quá trình phục hồi kinh tế.
Ngoài lạm phát, thâm hụt tài khoản vãng lai cũng là vấn đề được các chuyên gia lưu ý trong báo cáo. Tài khoản vãng lai ghi nhận thâm hụt ở mức 1,5 tỷ USD trong quý I, tương đương 1,7% GDP, chủ yếu do tăng giá năng lượng và hàng hóa trung gian.
Trong khi đó, bà Madami nhận định xuất khẩu sẽ chững lại trong thời gian ngắn do nhu cầu từ Trung Quốc và châu Âu suy giảm.
Một nguyên nhân khác là tình trạng thiếu lao động trên diện rộng kéo dài đến tháng 3, đặc biệt ở các ngành dịch vụ và công nghiệp chế biến, chế tạo.
Bên cạnh đó, những khó khăn trên toàn cầu - bao gồm các sự kiện đang ảnh hưởng đến đối tác thương mại lớn của Việt Nam (Mỹ, Trung Quốc và châu ÂU) - càng tăng thêm thách thức với doanh nghiệp xuất khẩu.
Trong bối cảnh đó, WB cho rằng các nhà hoạch định chính sách Việt Nam cần cân bằng giữa nhu cầu hỗ trợ để củng cố quá trình phục hồi với nhu cầu kiềm chế lạm phát.
Cụ thể, bà Madami đề xuất chính sách tiền tệ nới lỏng vẫn phù hợp hơn với nền kinh tế Việt Nam, vì lạm phát cơ bản vẫn được kiểm soát và nền kinh tế vẫn nằm dưới mức tiềm năng.
Tuy nhiên, nếu rủi ro lạm phát gia tăng trở thành hiện thực, vượt chỉ tiêu 4% của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước cần sẵn sàng chuyển sang thắt chặt tiền tệ để kìm áp lực lạm phát bằng cách tăng lãi suất và thắt cung tiền.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.