'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ngày 20/7 của 20 năm trước, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (tiền thân của Sở giao dịch Chứng khoán TP. HCM - HoSE) chính thức được khai trương. Đến ngày 28/7, phiên giao dịch đầu tiên của thị trường chứng khoán Việt Nam được tổ chức.
Sau 20 năm vận hành, thị trường chứng khoán nói chung và thị trường cổ phiếu nói riêng đã đạt được nhiều cột mốc lớn. Từ số lượng chỉ 2 cổ phiếu niêm yết ban đầu, đến hết ngày 31/12/2019, toàn sàn HoSE đã có 378 cổ phiếu, cùng với đó là 3 chứng chỉ quỹ, 3 ETF và 37 chứng quyền có đảm bảo.
Từ mốc chỉ 270 tỷ đồng ban đầu, đến hết năm 2019, tổng giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu sàn HoSE đã đạt 3,28 triệu tỷ đồng, tương đương 54,3% GDP. Trong đó, có 23 doanh nghiệp niêm yết có giá trị vốn hóa trên 1 tỷ USD.
Nhân kỷ niệm 20 năm khai trương HoSE, VietnamFinance đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Thanh, Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ đầu tiên của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), người tuyển chọn lứa cán bộ chủ chốt đầu tiên cho Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP. HCM.
- Là Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ đầu tiên của UBCKNN, bà có thể chia sẻ về thời kỳ đầu khi tuyển chọn lứa cán bộ tiên phong cho HoSE?
Bà Nguyễn Thị Thanh: 20 năm trước, để phục vụ cho sự ra đời và vận hành của thị trường chứng khoán, ngay từ đầu, ban lãnh đạo UBCKNN đã có ý thức xây dựng một cơ quan hiện đại, từ hệ thống cơ sở vật chất, máy móc và quan trọng nhất là yếu tố con người.
Khi đó, UBCKNN đã quyết định thành lập Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.HCM, tiền thân của HoSE hiện nay, với mục đích tổ chức và điều hành việc mua bán chứng khoán, công bố các thông tin về hoạt động chứng khoán.
Tôi lúc bấy giờ từ phó Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ ngành ngân hàng sang làm Vụ trưởng, nhưng lĩnh vực cán bộ chứng khoán lại khác hoàn toàn với ngân hàng. Tôi đã phải đi khắp nơi, tham khảo hết các sở giao dịch chứng khoán đi trước như Sở Giao dịch Chứng khoán Thái Lan, Singapore, New York để xem họ tuyển dụng nhân sự ra sao, sắp xếp cán bộ như thế nào, rồi về nghiên cứu xây dựng kế hoạch cho nước ta.
Tôi vẫn còn nhớ như in thời đó, Tổng giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Thái Lan khuyên tôi rằng: "Nếu bà muốn quản lý thị trường chứng khoán, điều cần chú ý đầu tiên là hệ thống máy tính, cơ sở hạ tầng thông tin, vì nếu "sập" thì ... hỏng hết. Thứ hai, bà phải chú ý đến hệ thống tài vụ, hệ thống hạch toán kế toán. Cuối cùng và quan trọng nhất, bà phải chú ý đến yếu tố con người".
Để bố trí cán bộ nòng cốt, tôi đã phải chuẩn bị rất kĩ càng. Đầu tiên là đưa TS. Vũ Bằng, Phó chủ tịch UBCKNN vào TP.HCM làm việc với vai trò mới là Giám đốc Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.HCM.
Sau đó, đào tạo một bộ khung cán bộ lãnh đạo cho HoSE, bao gồm các trưởng phòng, phó phòng nghiệp vụ... Đặc biệt là nhóm "tinh hoa" gồm 10 thành viên, được tuyển chọn từ 300 hồ sơ ứng tuyển.
Hồi đó, trong số 300 hồ sơ thí sinh, có nhiều người đang làm việc tại các ngân hàng, công ty nước ngoài, thế nên, việc ứng tuyển được họ gọi vui là "bỏ phố lên rừng".
Tôi nhớ, lứa "măng non" đầu tiên của HoSE đều là những người có sức khoẻ, thành thạo tin học và đặc biệt trình độ ngoại ngữ rất tốt. Sau khi tuyển xong, tôi cho nhóm đi trau dồi kiến thức tại các cuộc hội thảo, lớp đào tạo nước ngoài để chuẩn bị cho việc vận hành thị trường.
Điều tôi rất ấn tượng là khi bắt tay vào học tập, nhóm này có thể dịch cabin ngay mà không cần sử dụng phiên dịch ngoài.
Đến năm 1999, để chuẩn bị cho việc khai trương hoạt động của HoSE, tôi đã dẫn cả nhóm từ UBCKNN ngoài Hà Nội vào TP. HCM nhận nhiệm vụ. Nhóm công tác biệt phái này gồm 10 thanh niên "gầy lẻo khẻo", cùng đi trên chuyến ô tô xuyên Việt.
Những ngày đầu tiếp xúc với chứng khoán mặc dù có những bỡ ngỡ ban đầu nhưng nhìn chung, quá trình vận hành vẫn thông suốt, không gặp phải vấn đề lớn.
- Điều gì khiến bà ấn tượng nhất về nhóm cán bộ đầu tiên của HoSE, thưa bà?
Ấn tượng nhất của tôi là mỗi thành viên trong nhóm đều tự trang bị cho mình một chiếc máy tính xách tay. Lúc ấy, máy tính ở Việt Nam rất quý hiếm và xa xỉ, không nhiều người sở hữu. Đi đến đâu là họ "bày" ra, làm việc đến đấy nên mọi người xung quanh rất ngưỡng mộ.
Cơ sở vật chất lúc đó còn thiếu thốn và khó khăn lắm, mức lương chuyên viên chỉ có 214.000 đồng/tháng, việc sở hữu máy tính xách tay lúc đó là mơ ước của nhiều cán bộ, để học tập và tìm kiếm thêm thông tin hữu ích phục vụ công việc.
Đến nay, phần lớn các thành viên trong nhóm đều đã rời đi, chỉ còn Lê Hải Trà - Phụ trách HĐQT HoSE và Nguyễn Vũ Quang Trung, Phó Tổng Giám đốc phụ trách Ban Điều hành HoSE là đang đương nhiệm.
Từ những ngày đầu tiếp nhận hồ sơ, tôi đã có ấn tượng với Lê Hài Trà, do lúc đó Trà đã từng làm việc ở nước ngoài nhưng vẫn nộp đơn vào UBCKNN. Trà có các kĩ năng đáp ứng tiêu chí tuyển dụng bấy giờ, là khả năng sử dụng máy tính và trình độ ngoại ngữ tốt.
Lúc đầu, tôi muốn để Trà làm việc ngoài Uỷ ban để làm chính sách về chứng khoán. Nhưng Trà có nguyện vọng làm thực tế ngoài thị trường nên tôi cử Trà vào HoSE.
Tôi và ban lãnh đạo khá hài lòng và yên tâm về trường hợp của Lê Hải Trà. Qua quá trình làm việc, tôi nhận thấy bản thân Trà là người chịu khó, miệt mài và tỉ mỉ, đến bây giờ vẫn vậy. Với ưu điểm là tầm nhìn xa và hay phát hiện ra những vấn đề mới, Trà thường tham vấn cho các lãnh đạo.
- Bà đánh giá thế nào về lớp cán bộ của HoSE trong 20 năm qua?
Tôi thấy, so với lớp cán bộ đời đầu thì hiện nay các cán bộ của HoSE đều đáp ứng đủ phẩm chất và tiêu chí xây dựng nhân sự ban đầu. Họ đều là những người có sức khoẻ và trình độ, thể hiện qua năng lực nghiệp vụ, khả năng tin học và trình độ ngoại ngữ. Có thể nói, lớp trẻ mới hiện nay còn có phần trưởng thành và chững chạc hơn.
Tôi hy vọng thời gian tới, HoSE tiếp tục khẳng định vai trò của mình trong việc phát thị trường chứng khoán cả nước cũng như phát triển thị trường tài chính cho TP. HCM, tạo sự kết nối và dẫn dắt các thành viên thị trường.
Xin cảm ơn bà về cuộc trao đổi!
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.