'Ngắm' khu đất xây tổ hợp thương mại, văn phòng của TAH Invest tại Tây Hồ Tây
(VNF) - Dự án tổ hợp thương mại và dịch vụ kết hợp văn phòng được triển khai trên lô đất B2-CC4 thuộc Khu đô thị Tây Hồ Tây dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2027.
Covid-19 đã khiến nhiều ngành nghề phải “đóng băng", đứng im tại chỗ suốt 2 năm qua. Nhưng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh tế số và công nghệ vẫn có nhiều tiềm năng để lội ngược dòng, mở rộng thị trường khi ghi nhận sự tăng trưởng cả về người dùng lẫn quy mô thị trường.
Trước ảnh hưởng của đại dịch, công nghệ thông tin tưởng như là lĩnh vực ít phải chịu tác động nhất. Tuy nhiên, theo doanh nhân Ngô Văn Tẩu, trên thực tế, doanh nghiệp công nghệ vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn đến từ cả bên trong và bên ngoài.
Trong nội bộ doanh nghiệp, thời gian làm việc từ xa và khi quay trở lại làm việc tại văn phòng đều là thời điểm cần sốc lại tinh thần cho nhân viên để đảm bảo năng suất lao động và duy trì hoạt động kinh doanh.
Với bên ngoài, doanh nghiệp cũng phải vượt qua những rào cản trong việc tiếp cận khách hàng, triển khai kế hoạch và tìm kiếm thị trường mới. Bởi lẽ, Covid-19 khiến nhiều khách hàng phải thắt chặt chi tiêu do tài chính hạn hẹp nên chưa thể chi trả cho các dịch vụ, dự án Công nghệ thông tin. Bên cạnh đó, một số dự án cũng phải chững lại thời gian dài để nghe ngóng diễn biến dịch bệnh mới có thể tiếp tục triển khai.
Tuy nhiên, trong thời gian giãn cách kéo dài, Covid-19 cũng đã khiến cho hành vi tiêu dùng của người dân thay đổi nhiều: tự nấu ăn, hạn chế sử dụng tiền mặt, làm việc từ xa trở nên phổ biến… Từ đó, các ngành thương mại điện tử, thanh toán điện tử và dịch vụ công nghệ… trở thành điểm sáng hiếm hoi trong bối cảnh dịch bệnh và vươn mình phát triển mạnh mẽ.
Theo dự báo của hãng thống kê Statista (Đức), doanh thu dịch vụ công nghệ thông tin của Việt Nam năm 2021 sẽ lấy lại đà tăng như thời điểm trước khi đại dịch bùng nổ, con số dự tính năm nay là hơn 1,18 tỷ USD và tiếp tục tăng lên 1,43 tỷ USD vào năm 2025.
Theo doanh nhân Ngô Văn Tẩu, Covid-19 là nguy cơ, thách thức nhưng cũng là "thuốc thử" cho thấy công nghệ và Internet chắc chắn sẽ “thống trị” hầu hết mọi mặt của cuộc sống trong tương lai.
Nếu không có công nghệ và Internet, thế giới sẽ dừng lại. Minh chứng rõ nét nhất trong giai đoạn Covid-19 bùng nổ, hình thức làm việc, học tập, mua sắm… offline được thay thế hoàn toàn bằng online.
Nhờ công nghệ và Internet con người nhanh chóng thích ứng với những thay đổi, các doanh nghiệp vẫn tiếp tục vận hành và duy trì hoạt động kinh doanh dù trong tình huống phải giãn cách hoàn toàn.
Sự tăng trưởng “ngược dòng” Covid-19 của các ngành kinh tế số điển hình chính là động lực khiến cho nhiều doanh nghiệp truyền thống quyết tâm chuyển đổi mô hình kinh doanh theo hướng ứng dụng công nghệ và hiện diện “online” nhiều hơn.
Càng trong khó khăn, việc ứng dụng công nghệ càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Ông Ngô Văn Tẩu nhấn mạnh: “Covid-19 là cú hích lớn buộc các doanh nghiệp phải chuyển mình, thay đổi hình thức kinh doanh để duy trì hoạt động. Khi các hoạt động buộc phải chuyển đổi từ offline thành online, đây chính là cơ hội tuyệt vời để các doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số. Chính chúng tôi cũng đã và đang trải qua giai đoạn chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ vào nghiệp vụ, quy trình nội bộ của công ty”.
Để chuyển đổi số, các doanh nghiệp truyền thống không chỉ cần những sản phẩm dịch vụ cơ bản như tên miền, hosting, website, chứng thư số SSL … để tiến đến kinh doanh online, mà họ cần phải có cả hệ sinh thái các sản phẩm chuyển đổi số (chẳng hạn trọn bộ các giải pháp nền tảng cho doanh nghiệp One-Stop-Solutions).
Thực tế cho thấy, khoảng 98% doanh nghiệp tại Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ nhưng hầu hết các sản phẩm công nghệ hỗ trợ chuyển đổi số trên thị trường phục vụ doanh nghiệp vừa và lớn. Vì vậy, đại đa số doanh nghiệp không có công cụ phù hợp để tham gia vào quá trình chuyển đổi số.
Từ nhu cầu của thị trường kinh doanh truyền thống, theo ông Tẩu, doanh nghiệp công nghệ cần chú trọng đầu tư, dành nhiều tâm huyết nghiên cứu để tìm kiếm sản phẩm đáp ứng linh hoạt mọi nghiệp vụ, phù hợp với loại hình. Cung - cầu đều đang tìm nhau, do vậy đôi bên cần “đào sâu”, thấu hiểu đối tác, khách hàng, thì mới có thể ra được sản phẩm, dịch vụ tối ưu, nâng cao hiệu quả và tiết kiệm chi phí.
Ở lĩnh vực Chuyển đổi số, nguồn cung đang có trên thị trường đang là sự kết tinh của quá trình đầu tư nghiên cứu các công nghệ hàng đầu như AI, OCR, KYC, Blockchain… giúp tự động hóa nghiệp vụ doanh nghiệp, định danh khách hàng điện tử, bán lẻ thông minh, chăm sóc khách hàng thông minh, quản lý kênh phân phối…
Hiện nay, công nghệ đang định hình cách mà người Việt Nam kinh doanh, sản xuất hàng hóa, mua sắm, làm việc, học tập và giao tiếp. Doanh nhân Ngô Văn Tẩu cho rằng lĩnh vực công nghệ nếu được đầu tư đúng đắn có thể sẽ mang tới những tiềm năng tăng trưởng vượt ngoài kỳ vọng cho nền kinh tế, vượt qua những khó khăn mà đại dịch Covid-19 đang gây ra cho các ngành có thế mạnh truyền thống.
(VNF) - Dự án tổ hợp thương mại và dịch vụ kết hợp văn phòng được triển khai trên lô đất B2-CC4 thuộc Khu đô thị Tây Hồ Tây dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2027.