Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Số liệu từ Hiệp hội Ngân hàng (VNBA) cho hay, nợ xấu của các tổ chức tín dụng đến cuối quý II/2023 gia tăng mạnh so với trước. Trong đó, nợ xấu tiềm ẩn là 5,34%. Nhiều ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu tăng trên 3%, một số ngân hàng, công ty tài chính nợ xấu tăng đột biến trên 5%.
Đáng chú ý, nợ xấu có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) của các nhà băng có xu hướng tăng lên.
Theo số liệu tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất quý II, tổng quy mô nợ nhóm 5 của 28 ngân hàng đến ngày 30/6 là 91.275 tỷ đồng, tăng 1.713 tỷ đồng so với cuối năm 2022, tương đương tăng 1,9%.
Tuy nhiên, tỷ trọng nợ nhóm 5 trên tổng dư nợ của các ngân hàng đã giảm từ mức 0,9% hồi đầu năm xuống còn 0,86%.
Nợ nhóm 5 trong hệ thống ngân hàng cũng đang có sự phân hóa rõ rệt. Trong khi một số ngân hàng ghi nhận nợ nhóm 5 tăng vọt thì ở nhiều nhà băng, loại nợ này đã giảm đáng kể.
Trong số những ngân hàng có nợ có khả năng mất vốn tăng vọt phải kể đến Agribank. Tính đến cuối tháng 6, nợ có khả năng mất vốn của Agribank là 18.464 tỷ đồng, chiếm 1,26% tổng dư nợ cho vay khách hàng của ngân hàng này. Tỷ trọng nợ nhóm 5 của Agribank cao nhất trong nhóm Big4 và vượt xa mức bình quân toàn ngành.
Đứng sau là BIDV với nợ nhóm 5 đến cuối tháng 6 là 12.963 tỷ đồng, tăng hơn 10% so với hồi đầu năm. Tiếp theo là NCB với nợ có khả năng mất vốn trong nửa đầu năm là 7.384 tỷ đồng.
BaoViet Bank và TPBank cũng ghi nhận tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn tăng mạnh. Tổng nợ xấu của BaoViet Bank tại ngày 30/6 là 1,756 tỷ đồng, tăng 58% so với đầu năm nay. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn tăng mạnh (gấp 2 lần) và chiếm 87% trong tổng nợ xấu.
TPBank ghi nhận nợ xấu tăng 188% lên hơn 3.900 tỷ đồng. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn tăng 26% lên 635 tỷ đồng.
Một số ngân hàng có nhiều nợ nhóm 5 nhất còn có SHB (5.746 tỷ đồng), VietinBank (5.410 tỷ đồng), VPBank (4.990 tỷ đồng), Sacombank (3.938 tỷ đồng)...
Ở chiều ngược lại, nhiều ngân hàng ghi nhận nợ có khả năng mất vốn giảm mạnh.
Chẳng hạn, nợ xấu của VietinBank tính tới cuối tháng 6 ở mức 17.309 tỷ đồng, tăng 9,5% so với đầu năm. Trong đó, nợ nhóm 3 và nhóm 4 tăng mạnh, riêng nợ nhóm 5 giảm hơn 13,2%.
Tại Vietcombank, tổng số dư nợ xấu tại ngày 30/6 là 9.782 tỷ đồng, song tỷ lệ nợ xấu vẫn ở mức thấp 0,83%. Trong đó, nợ nhóm 5 giảm 33%.
Tại VIB, tỷ lệ nợ xấu tính đến 30/6/2023 là 3,6%, tăng so với mức 2,45% cuối năm ngoái. Nợ xấu nhóm 5 giảm mạnh 24,4%, song nợ xấu nhóm 3, nhóm 4 đều tăng gấp đôi.
Tại SHB, nợ xấu nội bảng đến cuối tháng 6/2023 ở mức 10.481 tỷ đồng, giảm 372 tỷ đồng so với cuối năm ngoái. Trong đó, nợ nhóm 5 giảm gần 1.600 tỷ đồng, tương đương 21,6% xuống còn 5.745 tỷ đồng. Hiện nợ có khả năng mất vốn chỉ còn chiếm tỷ trọng 55% trong tổng nợ xấu của SHB, so với mức 68% hồi đầu năm.
Tương tự, tại Kienlongbank, tổng nợ xấu nội bảng trong 6 tháng đầu năm giảm 55 tỷ đồng xuống còn 790 tỷ đồng, tương đương giảm 6,5%. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn giảm hơn 130 tỷ đồng, tức 20%, xuống 517 tỷ đồng.
Các ngân hàng có nợ nhóm 5 ít nhất là Saigonbank (280 tỷ đồng) và Bac A Bank (428 tỷ đồng). Đây là những ngân hàng có quy mô dư nợ cho vay nhỏ nhất hệ thống.
Chất lượng tài sản của các ngân hàng có xu hướng đi xuống. Tuy nhiên, theo các chuyên gia phân tích của Công ty Chứng khoán VCBS, tỷ lệ nợ xấu nội bảng và mức trích lập dự phòng dự kiến chưa tăng đột biến trong năm 2023 nhờ chính sách hỗ trợ gia hạn trái phiếu doanh nghiệp và tái cơ cấu các khoản vay. Nhưng hoạt động xử lý nợ xấu được dự báo sẽ tiếp tục gặp khó khăn do thị trường bất động sản đóng băng và bất động sản là tài sản bảo đảm chính cho phần lớn các khoản vay.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.