Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Chiều ngày 9/11, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường đã ký các Quyết định số 3885, 3886, 3887, 3892, 3893, 3894, 3897/QĐ-BGTVT ngày 30/10 phê duyệt phương án cổ phần hóa 7 doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.
Cụ thể, phê duyệt phương án cổ phần hóa các Công ty TNHH MTV Vận tải đường sắt Sài Gòn, Vận tải đường sắt Hà Nội, Thông tin tín hiệu đường sắt Sài Gòn, Quản lý đường sắt Quảng Nam - Đà Nẵng, Quản lý đường sắt Quảng Bình, Quản lý đường sắt Phú Khánh, Xe lửa Dĩ An. Các Quyết định này đều có hiệu lực kể từ ngày ký.
Trong đó, Công ty Vận tải đường sắt Hà Nội và Công ty Vận tải đường sắt Sài Gòn là hai doanh nghiệp vận tải lớn nhất của ngành đường sắt.
Theo đó, Nhà nước sẽ tiếp tục nắm giữ 60% vốn điều lệ ở hai doanh nghiệp này. Vốn người lao động tại Công ty Vận tải đường sắt Hà Nội chiếm từ 11,58%, tại Công ty Vận tải đường sắt Sài Gòn là 11,34%.
Công ty Vận tải đường sắt Sài Gòn sẽ bán đấu giá công khai 7.210.600 cổ phần, chiếm 14,33% vốn điều lệ. Số cổ phần bán đấu giá công khai tại Công ty Vận tải đường sắt Hà Nội là 11.378.699 cổ phần, tương đương 14,21% vốn điều lệ. Giá khởi điểm chào bán của 2 công ty đều là 10.000 đồng một cổ phần.
Trong thời gian vừa qua, ngành đường sắt đã có một số thay đổi nhất định để đối mặt với những thách thức cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các loại hình vận tải khác như đường bộ, hàng không giá rẻ. Những thay đổi này gồm có nâng cao chất lượng dịch vụ, bán vé tàu trực tuyến, cải tạo nâng cấp năng lực nhà ga, nâng cao năng lực thông quan và cổ phần hóa các doanh nghiệp đường sắt nhà nước.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.