'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Công ty Chứng khoán Phú Hưng (PHS) cho biết, năm 2022, FPT đặt kế hoạch kinh doanh với doanh thu mục tiêu 42.400 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế mục tiêu 7.600 tỷ đồng, lần lượt tăng 19% và 20% so với thực hiện năm ngoái. Trong đó, khối công nghệ sẽ là nhân tố chính với mức tăng trưởng kỳ vọng về doanh thu là 21%, về lợi nhuận là 20% cùng kỳ.
Ban lãnh đạo FPT tự tin với kế hoạch đề ra nhờ vào việc phát triển các xu hướng công nghệ toàn cầu cùng với sự phát triển chuyển đổi số tại Việt Nam. Gần đây, FPT công bố kết quả kinh doanh sơ bộ quý I/2022 với doanh thu và lợi nhuận cùng ước tăng 26% so với cùng kỳ năm ngoái.
Về kế hoạch phân phối lợi nhuận, FPT dự kiến chi trả cổ tức cho cổ đông với tỷ lệ 20% bằng cổ phiếu và 20% bằng tiền, sẽ được thực hiện vào quý II này.
Chia sẻ tầm nhìn và chiến lược cho giai đoạn 2022 - 2024, lãnh đạo FPT cho biết sẽ tiếp tục chiến lược “Vận hành dựa trên dữ liệu – Khách hàng làm trung tâm”, với trọng tâm “Thúc đẩy tăng trưởng nhanh từ việc tập trung phát triển các sản phẩm công nghệ mới, cũng như cung cấp dịch vụ chuyển đổi số với quy mô lớn".
Doanh nghiệp sẽ tập trung vào 3 khía cạnh: kinh doanh – công nghệ – quản trị. Về khía cạnh kinh doanh, FPT vẫn tập trung vào tìm kiếm khách hàng lớn ở thị trường nước ngoài cho mảng xuất khẩu phần mềm. Còn đối với các doanh nghiệp nội địa, doanh nghiệp sẽ tập trung cung cấp các giải pháp công nghệ và chuyển đổi số.
Ở khía cạnh công nghệ, FPT sẽ tập trung vào các xu hướng công nghệ mới nhất như AI, Blockchain, BigData, Cloud, và HyperAutomation. FPT sẽ không tập trung vào phát triển các sản phẩm công nghệ mới nhưng công ty sẽ tập trung vào việc phát triển hạ tầng cho các công nghệ này.
PHS nhìn nhận, kế hoạch kinh doanh của FPT vẫn đang sát với dự phóng nên PHS vẫn duy trì định giá của FPT. Sử dụng phương pháp SoTP như báo cáo lần trước, PHS cho rằng mức giá hợp lý là 166.900 đồng/cổ phiếu, cao hơn 49% so với thị giá. PHS tiếp tục duy trì khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu FPT.
Rủi ro đối với khuyến nghị, gồm FPT gặp cạnh tranh rất lớn từ VNPT và Viettel; dù tiềm năng phát triển mảng công nghệ thông tin là rất lớn, tuy nhiên, với sự phát triển nhanh trên thế giới, FPT có thể sẽ gặp những trở ngại để bắt kịp xu hướng; nguồn nhân lực của doanh nghiệp có thể không đủ chất lượng để theo kịp những xu hướng thay đổi công nghệ.
Theo tài liệu đại hội cổ đông thường niên 2022, diễn ra ngày 26/4 tới, hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (HoSE: DCM) trình cổ đông xem xét mục tiêu doanh thu 9.060 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 513 tỷ đồng, lần lượt giảm 10% và 72% so với kết quả năm 2021. Doanh nghiệp đề xuất mức cổ tức năm nay là 8%, thấp hơn mức 18% của năm trước.
Nhìn lại năm 2021, doanh thu của DCM đạt 9.870 tỷ đồng, tăng 31% cùng kỳ; lợi nhuận trước thuế đạt 2.056 tỷ đồng, tăng 187%. Từ kết quả này, DCM đã hoàn thành 107% kế hoạch doanh thu và 222% kế hoạch lợi nhuận, sau khi đã điều chỉnh tăng mức kế hoạch kinh doanh vào cuối 2021.
Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) cho rằng DCM đặt kế hoạch khá thận trọng cho năm 2022 và kỳ vọng giá phân bón sẽ khó giảm trong ít nhất nửa đầu 2022.
Yuanta giả định, chi phí sản xuất cao trong bối cảnh giá khí tăng mạnh; nguồn cung hạn chế do tình trạng hạn chế xuất khẩu phân bón ở Trung Quốc và Nga; nhu cầu phân bón tiếp tục duy trì ở mức cao.
Đồng thời trong ngắn hạn, Nga có nhiều khả năng sẽ bị hạn chế trong hoạt động xuất khẩu phân bón do vấn đề chính trị Nga - Ukraine hiện tại. Năm 2021, Nga là nước xuất khẩu Ure và NPK lớn nhất thế giới với sản lượng xuất khẩu lần lượt 7 và 5,9 triệu tấn. Do đó, Yuanta tin rằng DCM có thể hưởng lợi từ căng thẳng Nga - Ukraine hiện tại do rủi ro thiếu hụt nguồn cung phân bón trên thế giới.
Trên thị trường, mức stock rating của DCM ở mức 97 điểm cho thấy đánh giá tích cực cho mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu. Yuanta cho biết khối ngoại duy trì đà mua ròng DCM từ đầu năm 2022 đến nay, với giá trị mua ròng đạt 343 tỷ. Đồng thời, xu hướng mua ròng này được duy trì từ tháng 10/2021.
Đồ thị giá của DCM vừa đóng cửa tăng 2,3% và đồ thị giá vượt lên trên đường trung bình 20 phiên với khối lượng giao dịch tăng 32% so với mức trung bình 20 phiên. Song song, đồ thị giá vẫn đang trong giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực cho nên Yuanta kỳ vọng đồ thị giá có thể sẽ sớm vượt mức kháng cự ngắn hạn 49.450 đồng/cổ phiếu.
Xu hướng ngắn hạn của DCM cũng được nâng lên mức tăng, do đó, Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét mua ở mức giá hiện tại. Công ty chứng khoán này đưa ra mức giá mục tiêu ngắn hạn là 54.340 đồng/cổ phiếu đối với DCM, tương ứng triển vọng tăng giá 31%.
Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho biết, tại đại hội cổ đông thường niên 2022 vừa tổ chức, Tổng công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (HoSE: PVD) đặt kế hoạch doanh thu 4.700 tỷ đồng, lợi nhuận ròng 37 tỷ đồng, khả quan hơn đáng kể kết quả của năm ngoái.
VCSC cho hay, kế hoạch doanh thu năm 2022 của PVD tương đương 77,9% dự báo mà công ty chứng khoán này đã đưa ra, trong khi kế hoạch không lỗ thấp hơn rất nhiều so với dự báo hiện tại là lợi nhuận ròng đạt 342 tỷ đồng.
VCSC cũng lưu ý rằng PVD thường đặt mục tiêu kinh doanh thận trọng vì lợi nhuận ròng thực tế của doanh nghiệp đã dao động từ 40 tỷ đồng - 200 tỷ đồng trong 5 năm qua.
Tuy nhiên, việc PVD đặt mục tiêu không lỗ vào năm 2022 phản ánh lo ngại của ban lãnh đạo về sự phục hồi chậm của thị trường khoan dầu, dù giá dầu Brent tăng mạnh. Do đó, VSC nhận thấy rủi ro giảm đối với các dự báo hiện tại, dù cần thêm đánh giá chi tiết.
Ngoài ra, PVD đặt mục tiêu chia cổ tức cổ phiếu tỷ lệ 10% cho năm 2021. Doanh nghiệp chưa đặt mục tiêu cổ tức cho năm 2022.
VCSC hiện khuyến nghị phù hợp thị trường cho PVD với giá mục tiêu là 32.800 đồng/cổ phiếu (tổng mức sinh lời dự phóng là 21,7%). PVD đang giao dịch với P/E dự phóng năm 2022 là 33,8 lần và EV/EBITDA là 9,6 lần, dựa trên dự báo của VCSC.
Năm 2021, PVD gặp khá nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh khi đại dịch hoành hành, doanh thu thuần đã giảm 23% so với cùng kỳ xuống 4.000 tỷ đồng, chỉ hoàn thành 91% kế hoạch.
Mặc dù hoạt động khoan có chuyển biến tích cực, chủ yếu từ giàn PVD V, song chưa đủ để bù đắp cho sự suy giảm của lợi nhuận từ các công ty liên doanh/liên kết, và sự gia tăng của chi phí vận hành, cũng như khoản trích lập nợ xấu của KrisEnergy. Kết quả là lợi nhuận sau thuế giảm mạnh 80% so với năm 2020, về còn 36 tỷ đồng.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.