Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Sản lượng tiêu thụ thép của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (HoSE: HSG) giảm 44% so với cùng kỳ xuống 313 nghìn tấn trong quý III, trong đó sản lượng xuất khẩu giảm 76% so với cùng kỳ xuống 94 nghìn tấn, còn sản lượng tiêu thụ nội địa tăng 32% từ mức cơ sở thấp cùng kỳ. Tỷ trọng khối lượng xuất khẩu giảm xuống 30% (từ 70% trong quý IV/2021).
Giá HRC trung bình giảm khoảng 32% theo năm và 26% theo quý. Do đó, HSG giảm giá bán xuống 25,4 triệu đồng/tấn (giảm 10,9% so với cùng kỳ và giảm 13,2% so với quý trước) do nhu cầu yếu ở cả thị trường trong nước và xuất khẩu.
việc giá HRC bình quân giảm đi cũng dẫn đến việc công ty tăng dự phòng hàng tồn kho. Dự phòng hàng tồn kho của HSG tăng 557 tỷ đồng trong quý III lên 715 tỷ đồng vào tháng 9, tương ứng mức tăng là 8,8%.
Mặc dù chi phí bán hàng và quản lý giảm, HSG chịu khoản lỗ ròng cao nhất từ trước đến nay, lỗ 887 tỷ đồng. Nếu loại trừ ảnh hưởng của dự phòng hàng tồn kho, lợi nhuận gộp của HSG sẽ đạt 326 tỷ đồng, giảm 87,5% so với cùng kỳ tuy nhiên lợi nhuận ròng vẫn ghi nhận âm 330 tỷ đồng.
Lợi nhuận ròng giảm mạnh, dòng tiền hoạt động kinh doanh của HSG vẫn tăng 35% so với cùng kỳ lên 2,8 nghìn tỷ đồng do hàng tồn kho giảm 3,2 nghìn tỷ đồng. Ngoài ra, với mức đầu tư tài sản cố định vừa phải là 453 tỷ đồng trong năm tài chính 2022, HSG đã giảm dư nợ vay xuống 4,2 nghìn tỷ đồng vào tháng 9 – giảm 2,7 nghìn tỷ đồng trong năm qua và giảm 8 nghìn tỷ đồng trong 4 năm gần đây.
Do đó, tỷ lệ nợ ròng trên vốn chủ sở hữu của công ty giảm xuống 0,35 lần vào năm tài chính 2022 (so với 0,59 lần vào năm 2021 và mức cao nhất là 2,26 lần vào năm tài chính 2018).
Công ty Chứng khoán SSI dự đoán sản lượng tiêu thụ của HSG có thể giảm 20,6% xuống 1,42 triệu tấn, với sản lượng xuất khẩu giảm 42% so với cùng kỳ vào năm 2023, xuống 508 nghìn tấn, trong khi sản lượng tiêu thụ trong nước dự kiến sẽ không đổi, duy trì ở mức 913 nghìn tấn.
SSI dự báo giá bán bình quân sẽ giảm 28,8% so với cùng kỳ, so với mức giảm 36% so với cùng kỳ của giá HRC bình quân. Chi phí liên quan đến bán hàng dự kiến sẽ giảm 41,9% xuống 2,2 nghìn tỷ đồng do doanh số bán hàng và chi phí vận tải giảm. Theo đó, mặc dù doanh thu giảm 44% so với cùng kỳ nhưng lợi nhuận ròng trong năm 2023 dự kiến sẽ phục hồi 65% so với cùng kỳ lên 415 tỷ đồng.
SSI duy trì khuyến nghị trung lập đối với cổ phiếu HSG, giá mục tiêu 1 năm của cổ phiếu này là 10.100 đồng. Mặc dù sự phục hồi của giá thép Trung Quốc là chất xúc tác tích cực trong ngắn hạn, nhưng chúng tôi tin rằng khả năng lợi nhuận âm trong quý tới sẽ khiến giá cổ phiếu tiếp tục biến động mạnh.
SSI cho rằng có thể có nhiều cơ hội giao dịch hơn trong nửa cuối năm tới khi lợi nhuận dần ổn định và đạt mức tăng trưởng dương so với mức cơ sở thấp trong nửa cuối năm 2022.
Về lợi nhuận, Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số (HoSE: FRT) ghi nhận 301 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong 9 tháng năm 2022, tăng 177,5% so với cùng kỳ, nhờ biên lợi nhuận gộp mở rộng (từ 13,4% trong 9 tháng năm 2021 lên 15,5% trong 9 tháng năm 2022) mặc dù tỷ lệ chi phí bán hàng và quản lý trên doanh thu thuần tăng (13,7% trong 9 tháng năm 2022 so với 12,8% trong 9 tháng năm 2021) và lợi nhuận tài chính chuyển từ 34 tỷ đồng trong 9 tháng năm 2021 thành âm 39,1 tỷ đồng trong 9 tháng năm 2022 (chủ yếu do chi phí lãi vay tăng 69%).
Chuỗi nhà thuốc Long Châu ghi nhận khoảng 34 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong 9 tháng năm 2022 (9 tháng năm 2021 đạt 1,3 tỷ đồng), mặc dù phần lớn (31 tỷ đồng) được ghi nhận trong quý I cùng với sự gia tăng doanh thu do nhu cầu về thuốc/sản phẩm chăm sóc sức khỏe tăng cao khi dịch Covid-19 sự bùng phát.
Công ty Chứng khoán Á Châu (ACBS) ước tính biên lợi nhuận gộp của Long Châu đạt 22,8% trong 9 tháng năm 2022, so với 19,3% trong 9 tháng năm 2021. Biên lợi nhuận gộp Long Châu tăng vọt lên mức 24,4% trong quý I/2022 nhờ tỷ trọng các sản phẩm có biên lợi nhuận cao (thực phẩm chức năng) tăng khi dịch Covid-19 bùng phát, sau đó trở về mức bình thường trong quý II – quý III khi dịch Covid-19 lắng xuống. Ngoài ra, khả năng thương lượng tốt hơn do quy mô ngày càng lớn đã và sẽ là một yếu tố quan trọng giúp Long Châu mở rộng biên lợi nhuận này.
Cho cả năm 2022, ACBS dự phóng doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của FRT lần lượt là 29.673 tỷ đồng (tăng 31,9% so với cùng kỳ) và 401 tỷ đồng (giảm 9,6% so với cùng kỳ). Chuỗi FPT Shop có thể khó vượt qua được kết quả cao của quý IV năm trước trong khi Long Châu có thể tiếp tục gia tăng tỷ trọng đóng góp trong kết quả chung với giả định 100 cửa hàng mở mới trong quý IV/2022.
Nhìn về 2023, áp lực lạm phát ở một số sản phẩm cộng với tình hình kinh tế thế giới bất ổn có thể ảnh hưởng sức mua của người tiêu dùng, mặc dù tác động có thể khác nhau ở các phân khúc người tiêu dùng và nhóm sản phẩm khác nhau.
ACBS dự phóng tăng trưởng doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của FRT lần lượt là 18,4% và 9,1% so với cùng kỳ cho năm 2023. Với giả định 300 cửa hàng mới được mở trong năm 2023, chúng tôi cho rằng Long Châu vẫn là động lực tăng trưởng của công ty với mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận sau thuế kỳ vọng là 47% so với cùng kỳ và 81% so với cùng kỳ, trong khi FPT Shop được giả định tăng trưởng một chữ số.
Lãi suất cho vay tăng có thể là một áp lực cho lợi nhuận của FRT, mặc dù công ty có tỷ lệ chi phí lãi vay ròng trên nợ ròng trung bình tương đối thấp trong những năm gần đây (giảm 4,4% trong năm 2021, 5,4% trong năm 2020, 3,8% trong năm 2019).
FRT ghi nhận nợ ròng là 2.499 tỷ đồng (bao gồm cả các khoản phải thu về cho vay ngắn hạn) tính đến tháng 9/2022 (so với mức 1.562 tỷ đồng vào cuối năm 2021). Biến động tỷ giá hối đoái có thể không tác động đáng kể đến các khoản nợ của FRT vì nợ bằng ngoại tệ chỉ chiếm 6% tổng nợ vay ngân hàng của công ty.
Tuy nhiên, những biến động này có khả năng tác động bất lợi lên biên lợi nhuận gộp của chuỗi FPT Shop do phần lớn sản phẩm được nhập khẩu, trong khi ACBS không chắc liệu công ty có thể chuyển toàn bộ phần tăng trong giá vốn hàng bán sang cho người tiêu dùng hay không trong bối cảnh nhiều lo ngại cho rằng sức mua có thể yếu hơn.
Kết hợp phương pháp định giá DCF (đã cập nhật mức chi phí vốn thay đổi từ 12,6% lên 16,1%), P/E và EV/doanh thu, giá mục tiêu của ABCS cho cổ phiếu FRT là 76.200 đồng/cổ phiếu, tương đương với tổng tỷ suất lợi nhuận vào cuối năm 2023 là 18,4%. ACBS khuyến nghị mua đối với cổ phiếu FRT.
Nguồn cung xăng dầu trong nước thiếu hụt do nhà máy lọc dầu Nghi Sơn – hoạt động với công suất thấp trong 9 tháng năm 2022. Vì vậy, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex, HoSE: PLX) phải tăng tỷ trọng nhập khẩu, làm tăng chi phí vận chuyển và hàng tồn kho.
Trong khi đó, các chi phí định mức được tính vào giá bán lẻ xăng dầu không thay đổi cho đến tháng 10 vừa qua. Do đó, phần chi phí gia tăng đã không được chuyển vào giá bán lẻ, ảnh hưởng tiêu cực đến biên lợi nhuận gộp của PLX (chỉ đạt 3,6% trong 9 tháng năm 2022 so với 8,1% trong 9 tháng năm 2021).
Lợi nhuận ròng 9 tháng năm 2022 của PLX trượt dốc do biên lợi nhuận gộp thu hẹp và chi phí tài chính tăng.
Doanh thu quý III/2022 tăng 112,8% so với cùng kỳ lên 73.695 tỷ đồng nhờ cả sản lượng tiêu thụ tăng (tăng 53% so với cùng kỳ từ mức thấp trong quý III/2021) và giá bán bình quân tăng (tăng 60% so với cùng kỳ).
Tuy nhiên, lợi nhuận ròng quý III/2022 tăng khiêm tốn 30% so với cùng kỳ lên 99 tỷ đồng do biên lợi nhuận gộp quý III/2022 giảm 2,1 điểm % so với cùng kỳ xuống 3,8%. Trong 9 tháng năm 2022, doanh thu thuần tăng 88,5% so với cùng kỳ lên mức kỷ lục 225.697 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận ròng giảm 86% so với cùng kỳ xuống 312 tỷ đồng do biên lợi nhuận gộp thu hẹp và chi phí tài chính tăng gấp đôi so với cùng kỳ khi lỗ tỷ giá tăng mạnh (tăng 6 lần so với cùng kỳ lên 644 tỷ đồng).
Công ty Chứng khoán VNDirect kỳ vọng năm 2023 tích cực hơn đối với PLX. Theo đó, năm 2022 là một năm khó khăn đối với các nhà phân phối xăng dầu do thị trường trong nước có nhiều bất ổn, gây áp lực lớn lên các nhà phân phối lớn như PLX trong việc đảm bảo nguồn cung cho thị trường trong điều kiện kinh doanh không thuận lợi.
Tuy nhiên, VNDirect tin tưởng vào khả năng phục hồi của PLX trong năm 2023 nhờ nhà máy lọc dầu Nghi Sơn hoạt động ổn định trở lại từ quý IV/2022, điều chỉnh tăng chi phí định mức cấu thành giá cơ sở từ quý IV/2022, và nhu cầu xăng dầu ngày càng tăng tại Việt Nam (tăng trưởng kép 5,5% trong 2022-2030).
Nhìn chung, VNDirect dự báo lợi nhuận ròng năm 2023 sẽ phục hồi mạnh mẽ 284,2% so với cùng kỳ, sau đó tiếp tục tăng trưởng 17,8% so với cùng kỳ trong 2024.
Công ty chứng khoán này duy trì khuyến nghị khả quan với giá mục tiêu thấp hơn là 45.600 đồng/cổ phiếu do điều chỉnh dự phóng EPS 2022-2024, nâng lãi suất phi rủi ro từ 3% lên 4%, và chuyển mô hình DCF sang cuối 2022.
Động lực tăng giá tiềm năng của PLX là sản lượng tiêu thụ cao hơn dự kiến và thương vụ thoái vốn tại PGBank. Rủi ro giảm giá chủ yếu đến từ chi phí kinh doanh xăng dầu cao hơn dự kiến.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.