Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Quý IV/2021, Công ty Cổ phần Fecon (HoSE: FCN) ghi nhận doanh thu 1.275 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 44 tỷ đồng, lần lượt tăng 12% và giảm 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế cả năm, doanh thu đạt 3.484 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2020; lợi nhuận sau thuế đạt 115 tỷ đồng, giảm 14%.
Với kết quả này, doanh nghiệp đã hoàn thành 89% kế hoạch doanh thu và 66% kế hoạch lợi nhuận 2021.
Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) cho biết, doanh thu ba tháng cuối năm của FCN đã hồi phục sau khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát, đặc biệt biên lợi nhuận gộp cải thiện lên mức 14,5% (cùng kỳ 12,9%). Dù vậy, lợi nhuận suy giảm là do chi phí tài chính - chủ yếu là chi phí lãi vay tăng mạnh, đồng thời thuế thu nhập doanh nghiệp phải đóng cao hơn do phần chi phí lãi vay không được khấu trừ thuế tăng.
Đến nay, FCN là một trong số ít nhà thầu thi công xây xựng các công trình hạ tầng, thi công nền, móng và công trình ngầm, ngành nghề vốn đòi hỏi năng lực kỹ thuật cao, phức tạp và có ít đối thủ cạnh tranh. Trong năm 2021, tiến độ chào thầu và triển khai dự án của FCN đã bị chậm lại đáng kể bởi làn sóng lây nhiễm thứ tư.
Do đó, năm 2022, FCN dự kiến đẩy nhanh các dự án khi dịch bệnh được kiểm soát. Xu hướng đầu tư công vào hạ tầng sẽ là động lực tăng trưởng dài hạn cho FCN. Ngoài ra, việc hợp tác với CTR để đấu thầu các hợp đồng xây lắp cho mảng khu công nghiệp cũng được Yuanta kỳ vọng khả quan trong trung hạn do xu hướng FDI đổ vào Việt Nam vẫn duy trì tích cực.
Ở mức giá hiện tại, FCN đang được giao dịch tại mức P/E 12 tháng gần nhất là 29,9 lần (tương ứng EPS là 843 đồng). Mức stock rating của FCN ở mức 89 điểm cho thấy mức xếp hạng tăng trưởng là tích cực.
Đồ thị giá của FCN đóng cửa tăng 2,8% và vượt lên trên đường trung bình 20 phiên với khối lượng giao dịch tăng nhẹ so với mức trung bình 20 phiên. Đồng thời, đồ thị giá có dấu hiệu bước vào giai đoạn tích lũy ngắn hạn và xu hướng ngắn hạn của FCN cũng được nâng lên mức tăng.
Vì thế, Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét mua ở mức giá hiện tại với giá mục tiêu ngắn hạn là 29.560 đồng/cổ phiếu.
Công ty Chứng khoán Mirae Asset (MASVN) cho biết, Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt (HoSE: PDR) vừa có một quý IV/2021 khởi sắc, ghi nhận doanh thu 1.228 tỷ đồng, giảm 13% so với cùng kỳ năm trước, nhưng lợi nhuận sau thuế tăng gấp rưỡi lên 750 tỷ đồng. Động lực tới từ chuyển nhượng khu chung cư cao tầng dự án phân khu số 4 và phần còn lại của khu thấp tầng của dự án phân khu số 9 thuộc dự án khu đô thị du lịch sinh thái Nhơn Hội.
Tính cả năm 2021, PDR đã ghi nhận 3.620 tỷ đồng doanh thu (giảm 7% so với năm 2020) và 1.860 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế (tăng trưởng 53%), nằm trong top 5 doanh nghiệp bất động sản có lợi nhuận trước thuế trên 2.000 tỷ đồng. Tính đến nay, PDR đã thực hiện 33% tổng kế hoạch lợi nhuận trước thuế (14.270 tỷ đồng) trong giai đoạn 2019 - 2023.
Năm 2022, MASVN kỳ vọng PDR sẽ có 1 năm tăng tốc với việc bàn giao sản phẩm tại một số dự án trọng điểm như dự án Astral City tại Bình Dương, khu cao tầng tại dự án Nhơn Hội và dự án Phước Hải tại Vũng Tàu. MASVN dự phóng PDR sẽ đạt 11.031 tỷ đồng doanh thu (tăng 204% cùng kỳ) và 2.947 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế (tăng 55%).
Giai đoạn tới, doanh nghiệp tiếp tục tập trung phát triển, đa dạng hóa danh mục bất động sản dân dụng với đầy đủ các tiêu chí. PDR đang tập trung tại 2 khu vực, khu vực duyên hải miền Trung (bao gồm Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định) và khu vực TP.HCM và các tỉnh lân cận (gồm có Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu). Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phát triển thêm bất động sản nghỉ dưỡng tại các trung tâm du lịch như Phú Quốc, Đà Nẵng.
Mảng bất động sản khu công nghiệp cũng được kỳ vọng là một mũi nhọn khác của PDR khi thời gian qua, doanh nghiệp đã tích cực phát triển nhiều dự án tại các tỉnh thành như Quảng Ngãi có khu công nghiệp – dịch vụ – đô thị Phát Đạt – Dung Quất với tổng diện tích 1.152ha. PDR đặt mục tiêu phát triển thêm quỹ đất khu công nghiệp đến 2023 lên gần 6.000ha tại các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đà Nẵng và Đồng Tháp.
Ngoài ra, PDR đang tập trung phát triển mảng nhà xưởng/logistics nhằm đáp ứng nhu cầu được dự báo sẽ tăng mạnh trong tương lai khi kinh tế phục hồi trở lại. Doanh nghiệp đặt mục tiêu hình thành hệ thống nhà xưởng, cung cấp giải pháp logistics trọn vẹn cho khách hàng, đặc biệt tại các vùng kinh tế trọng điểm, sân bay và cảng biển.
Hiện MASVN khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu PDR với giá mục tiêu là 116.500 đồng/cổ phiếu, tương ứng triển vọng tăng giá gần 30%.
Quý IV/2021, Công ty Cổ phần Vincom Retail (HoSE: VRE) đã được phép mở cửa trở lại các trung tâm thương mại (TTTM) trên toàn quốc, nhờ vậy doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế đã bật tăng 74% và hơn 400% so với quý III, cho thấy sự hồi phục mạnh mẽ.
Năm vừa qua, VRE đã chi ra 2.115 tỷ đồng các gói hỗ trợ dưới dạng miễn, giảm tiền thuê; vì thế lợi nhuận cả năm chỉ đạt 1.315 tỷ đồng, hoàn thành 53% kế hoạch năm 2021. Doanh nghiệp cho biết, nếu không tính đến khoản hỗ trợ trên, lợi nhuận sau thuế của VRE sẽ cao hơn kế hoạch đề ra nhờ các biện pháp cắt giảm chi phí linh hoạt.
Sau giãn cách, dự kiến khoảng tháng 4/2022, VRE sẽ khai trương 3 TTTM: Vincom Mega Mall Smart City (Hà Nội), Plaza Mỹ Tho và Bạc Liêu với tổng diện tích cho thuê (GFA) khoảng 9,5ha; nâng tổng GFA lên 175ha.
Năm 2022, VRE đặt kế hoạch hồi phục trở lại tương đương năm 2020. Cụ thể, doanh thu, lợi nhuận và EBITDA dự kiến tăng trưởng lần lượt khoảng 30%, 80% và 35% so với năm 2021.
Về giá thuê và tỷ lệ lấp đầy của ngành cho thuê bán lẻ, CBRE dự báo sẽ sự tăng nhẹ kể từ quý II/2022 trở đi, khi tình trạng “bình thường mới” được khôi phục hoàn toàn. Hiện nay, VRE cho biết lượng khách ghé thăm các TTTM Vincom đã tăng gấp 4 lần kể từ cuối quý III/2021, là dấu hiệu cho thấy sự trở lại mạnh mẽ của ngành sau đại dịch.
Công ty Chứng khoán Agribank (AGR) cho rằng những ảnh hưởng từ đợt giãn cách xã hội đã được phản ánh vào giá cổ phiếu trong thời gian qua. VRE hưởng lợi trong ngắn hạn nhờ xu hướng tiêu dùng hồi phục sau giãn cách xã hội.
Và trong dài hạn VRE sẽ quay trở lại khẳng định vị thế đầu ngành, với lợi thế tuyệt đối về thị phần, quỹ đất, chiến lược phát triển TTTM Mega Mall quy mô lớn và khả năng huy động vốn nhờ hệ sinh thái VinGroup.
Đồng thời, ngành bất động sản cho thuê bán lẻ của Việt Nam đang ở giai đoạn đầu của chu kỳ tăng trưởng khi tỷ lệ thâm nhập còn thấp so với các nước khác trong khu vực, dư địa lớn trong dài hạn.
Chính vì vậy, AGR khuyến nghị nhà đầu tư có thể tăng tỷ trọng cổ phiếu VRE, với giá mục tiêu năm 2022 khoảng 46.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng mức dự phóng EV/EBITDA khoảng 28 lần. Phản ánh tiềm năng tăng
trưởng của ngành và doanh nghiệp dẫn đầu.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.