'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Trong quý I/2023, Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước Giải khát Sài Gòn (Sabeco, HoSE: SAB) công bố doanh thu thuần và lợi nhuận ròng lần lượt đạt 6,2 nghìn tỷ đồng (giảm 15% so với cùng kỳ) và 1 nghìn tỷ đồng (giảm 19% so với cùng kỳ). Doanh thu giảm do tâm lý người tiêu dùng yếu đi và việc cắt giảm chi tiêu không thiết yếu, chưa kể đến việc thực hiện nghiêm ngặt Nghị định 100 từ trước dịp Tết Nguyên đán đến nay.
Theo ban lãnh đạo, Nghị định 100 tác động đến toàn bộ các công ty trong ngành và bắt buộc thị trường phải thích ứng. Doanh thu tháng 4 có dấu hiệu phục hồi trở lại, nhưng vẫn chưa cao như kỳ vọng.
SAB đã nâng thành công tỷ lệ sở hữu tại WSB từ 51% lên 70,55% vào cuối tháng 4. Công suất của Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Miền Tây (UPCoM: WSB) là 350 triệu lít/năm. SAB cũng công bố kế hoạch tăng tỷ lệ sở hữu của SAB tại nhà máy bia Sài Gòn Bình Tây (SABIBECO – hiện là công ty liên kết của SAB với tỷ lệ sở hữu 22%) và công ty liên kết bao bì của SABIBECO (SABIBECO sở hữu 39% trong khi SAB sở hữu trực tiếp và gián tiếp dưới 20%).
Tổng cộng, hai công ty liên kết có sáu nhà máy bia và hai nhà máy đóng gói. Ban lãnh đạo kỳ vọng việc nâng sở hữu sẽ phát huy hiệu quả từ năm 2024 về mặt cải thiện tỷ suất lợi nhuận gộp và hợp nhất báo cáo tài chính. Sabibeco sở hữu một thương hiệu mạnh là "Sagota", vốn được biết đến tại thị trường địa phương với cả sản phẩm không cồn (bia không cồn Sagota).
Công ty Chứng khoán SSI ước tính doanh thu và lợi nhuận ròng của SAB tăng lần lượt 10% và 1% trong năm tới đến từ các hoạt động M&A nêu trên. SSI cũng kỳ vọng có khả năng 1 khoản thu nhập tài chính bất thường tiềm năng trong năm 2023 hoặc 2024 do đánh giá lại khoản đầu tư, mặc dù kế hoạch này chưa được định lượng. Mặc dù tác động ngay lập tức đến lợi nhuận ròng là không đáng kể, nhưng SSI tin rằng các hoạt động M&A sẽ giúp SAB cải thiện doanh thu và tỷ suất lợi nhuận gộp trong trung hạn.
Trên thực tế, SSI nhận thấy những lợi thế từ M&A bao gồm một là SABIBECO sở hữu danh mục sản phẩm mạnh với thương hiệu Sagota (Sagota có nhiều sản phẩm đa dạng, bao gồm bia không cồn); hai là SAB có thể mở rộng năng lực sản xuất, đặc biệt là dây chuyền đóng gói trong mùa cao điểm, vốn phụ thuộc nhiều vào các công ty liên kết; ba là mở rộng từ mạng lưới phân phối của SABIBECO; và bốn là kiểm soát tốt hơn chất lượng bia và hiệu quả sản xuất.
Nếu thương vụ thành công, SSI cũng kỳ vọng sẽ có thêm nhiều thương vụ hợp nhất với các công ty liên kết khác của SAB.
Mặc dù kế hoạch doanh thu năm 2023 trở nên khá thách thức trong bối cảnh các yếu tố bên ngoài không thể kiểm soát, nhưng mục tiêu lợi nhuận sau thuế vẫn có khả năng đạt được bằng cách kiểm soát chi phí. Do kết quả kinh doanh quý I/2023 thấp hơn kì vọng cũng như tâm lý tiêu dùng yếu sẽ vẫn tiếp tục diễn ra trong quý tới, SSI điều chỉnh giảm 6% ước tính doanh thu năm 2023 xuống 37 nghìn tỷ đồng (tăng 4,7% so với cùng kỳ), trong khi lợi nhuận sau thuế ước tính gần như không đổi ở mức 5,8 nghìn tỷ đồng (tăng 5,2% so với cùng kỳ).
SSI hạ giá mục tiêu đối với SAB xuống 182.000 đồng/cổ phiếu (từ 198.500 đồng/cổ phiếu) dựa trên P/E là 23 lần (từ 24 lần) dựa trên ước tính lợi nhuận cho năm 2023 kết hợp với phương pháp DCF. Với tiềm năng tăng giá là 13%, SSI duy trì khuyến nghị trung lập đối với cổ phiếu SAB.
Trong ngắn hạn, SSI cho rằng quý II sẽ là quý bị ảnh hưởng nặng nề nhất do lợi nhuận giảm mạnh so với cùng kỳ, do quý II/2022 là quý có mức nền rất cao khi mở cửa trở lại. Kết quả kinh doanh quý II kém khả quan có thể gây áp lực lên giá cổ phiếu trong ngắn hạn. Tuy nhiên, kế hoạch chi trả cổ phiếu thưởng tỷ lệ 1:1 sẽ hỗ trợ tâm lý trong suốt cả năm nay (ban lãnh đạo kỳ vọng kế hoạch sẽ hoàn tất trong 6 tháng tới).
Doanh thu và lợi nhuận ròng của Công ty Cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HoSE: HAH) trong quý I/2023 lần lượt đạt 655 tỷ đồng (đi ngang so với cùng kỳ) và 119 tỷ đồng (giảm 41% so với cùng kỳ), tương ứng hoàn thành 22% và 24% kế hoạch đặt ra cho năm 2023.
Bất chấp giá cước vận tải và giá cho thuê tàu đã giảm sâu, doanh thu của HAH đi ngang so với cùng kỳ nhờ đóng góp từ các tuyến vận tải mới. Trong khi đó, ký kết hai hợp đồng cho thuê tàu trong ngắn hạn và sự ổn định của lĩnh vực cảng biển, đã giúp lợi nhuận sau thuế của HAH giảm ít hơn so với dự báo trước đó của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC).
Bất chấp những diễn biến suy giảm về nhu cầu giao thương hàng hóa trong những tháng đầu năm 2023, HAH đặt mục tiêu sản lượng khai thác có thể duy trì đi ngang so với cùng kỳ.
Hoạt động khai thác tàu đặt kế hoạch sản lượng container đạt 396 nghìn TEUs do HAH kỳ vọng về việc gia tăng thị phần vận tải container nội địa và đóng góp thêm của ZIM – HAIAN từ các tuyến nội Á.
Kế hoạch sản lượng container xếp dỡ và Depot lần lượt là đặt 418.000 TEUs và 192 nghìn TEUs nhờ đội tàu của HAIAN Lines và SM Lines vẫn đảm bảo lượng hàng khai thác tại cảng.
Kế hoạch doanh thu và lợi nhuận ròng lần lượt là 2.958 tỷ đồng và 492 tỷ đồng, tương ứng giảm 8% và 40% so với thực hiện của năm 2022.
Doanh thu của HAH kỳ vọng chỉ giảm nhẹ nhờ vào những đóng góp mới đến từ ZIM – HAIAN và sự ổn định của hoạt động cảng.
Kế hoạch lợi nhuận ròng cho thấy góc nhìn của công ty về sự sụt giảm của giá cước vận tải và giá cước cho thuê tàu cùng với yếu tố chi phí thuê ngoài tăng lên và chi phí lãi vay cao hơn khi khoản vay 280 tỷ đồng khi mua tàu HAIAN ROSE sẽ bắt đầu phải thanh toán kể từ quý II/2023.
Dựa trên cơ sở về nhu cầu vận chuyển hàng hóa container khó có thể sớm phục hồi bởi dòng chảy thương mại của Việt Nam chưa cho thấy tín hiệu khởi sắc, kết hợp cùng với giả định sẽ không có những sự kiện bất thường đã từng xảy ra trong quá khứ đẩy giá cước vận tải tăng chưa từng thấy (tắc nghẽn tàu tàu tại kênh đào Suez, thiếu hụt container rỗng trên thế giới), VDSC tin rằng giá cước vận tải biển đã quay trở về mức “bình thường hóa” và sẽ duy trì ổn định như giai đoạn trước dịch Covid-19.
VDSC cũng kỳ vọng, hợp đồng cho thuê ngắn ngày của hai tàu HAIAN BELL và HAIAN ROSE có thể tái ký với mức giá cước cao hơn lần lượt là 14.000 USD/ngày và 17.000 USD/ngày sau khi giá cước cho thuê tàu đang có sự hồi phục nhẹ.
Dự phóng cho năm 2023, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của HAH lần lượt đạt 2.770 tỷ đồng (giảm 14%) và 526 tỷ đồng (giảm 36%). Trong đó, doanh thu của hoạt động cảng biển, vận tải và hoạt động khác lần lượt đạt 206 tỷ đồng (giảm 4%), 2.337 tỷ đồng (giảm 16%) và 227 tỷ đồng (giảm 10%). Lợi nhuận sau thuế của HAH giảm mạnh trong năm do giá cước vận tải và giá cước thuê tàu kỳ vọng sẽ duy trì ổn định như trước dịch Covid-19; chi phí thuê ngoài, khấu hao và lãi vay tăng nhanh trong năm nay.
VDSC sử dụng phương pháp so sánh bội số nhân, P/B mục tiêu và EV/EBITDA mục tiêu lần lượt là 0,95 lần và 3,7 lần. VDSC khuyến nghị tích lũy cổ phiếu HAH với giá mục tiêu là 42.300 đồng/cổ phiếu.
Tổng thu nhập hoạt động (TOI) trong quý I/2023 của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) đạt 7.920 tỷ đồng (tăng 15,6% so với cùng kỳ). Chi phí hoạt động (OPEX) trong kỳ được cải thiện, giảm 8% so với cùng kỳ. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng ghi nhận 256 tỷ đồng trong khi quý I/2022 ghi nhận hoàn nhập 3 tỷ đồng. Kết thúc quý I/2023, lợi nhuận trước thuế của ACB đạt 5.156 tỷ đồng (tăng 25,3% so với cùng kỳ), hoàn thành 26% kế hoạch năm 2023.
NIM giảm xuống mức 4,2% (giảm 35 điểm cơ bản so với quý trước, giảm 2 điểm cơ bản so với cùng kỳ) do lãi suất huy động trong 3 tháng đầu năm ở mức cao, hơn nữa ACB phải hy sinh một phần lợi nhuận để hỗ trợ khách hàng trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn. Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) cho rằng NIM của ACB khó được cải thiện trong năm 2023.
Quý I/2023, ACB ghi nhận sự tăng mạnh ở nợ nhóm 3 (tăng 94% so với quý trước, tăng 214% so với cùng kỳ) và nợ nhóm 4 (tăng 149% so với quý trước, tăng 20% so với cùng kỳ). Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng quý I/2023 đã tăng lên mức 0,94% (tăng 20 điểm cơ bản so với đầu năm), nếu không tính CIC, NPL là 0,84%. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu đạt 116%. Với bộ đệm dự phòng từ trước, KBSV cho rằng ACB vẫn còn dư địa để xử lý nợ xấu.
KBSV điều chỉnh dự phóng tăng trưởng tín dụng 2023 của ACB ở mức thận trọng là 14% dựa trên kỳ vọng Ngân hàng Nhà nước sẽ ưu tiên nới room tín dụng cho những ngân hàng có nền tảng chất lượng tài sản tốt và có khả năng chào mức lãi suất cho vay thấp, các chính sách thúc đẩy nền kinh tế của Chính phủ sẽ góp phần thúc đẩy nhu cầu tín dụng.
Tăng trưởng huy động dự kiến đạt khoảng 12,8% để đảm bảo thanh khoản cho ngân hàng. KBSV kỳ vọng LDR của ACB sẽ duy trì 78-79% cho năm 2023. Dự phóng NPL đạt 0,8% (tăng 6 điểm cơ bản so với cùng kỳ) được hỗ trợ một phần bởi Thông tư 02 cho phép các ngân hàng giữ nguyên nhóm nợ, tuy nhiên vẫn phải trích lập theo quy định.
Chi phí dự phòng năm 2023 dự phóng đạt 1.341 tỷ đồng, thấp hơn nhiều giai đoạn Covid-19 do ACB sẽ tiếp tục hoàn nhập dự phòng trong năm nay. Chi phí hoạt động tiếp tục được kiểm soát tốt với giả định tỷ lệ CIR là 34%.
Lợi nhuận sau thuế dự kiến đạt 15.697 tỷ đồng (tăng 14,7% so với cùng kỳ). Sử dụng kết hợp 2 phương pháp định giá P/B và chiết khấu lợi nhuận thặng dư, KBSV đưa ra mức giá mục tiêu cho năm 2023 của cổ phiếu ACB là 30.100 đồng/cổ phiếu, khuyến nghị mua.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.