Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Doanh thu quý IV/2022 của Công ty Cổ phần Gemadept (HoSE: GMD) đạt 1.066 tỷ (tăng 2,7% so với cùng kỳ) và lợi nhuận sau thuế đạt 215 tỷ (tăng 3,3% so với cùng kỳ). Điều này đã đóng góp phần nào vào tổng doanh thu lũy kế cả năm 2022 đạt 3.915 tỷ (tăng 22,1% so với cùng kỳ) và lợi nhuận sau thuế cả năm đạt 1.157 tỷ (tăng 60,6% so với cùng kỳ).
Biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 35,5% năm 2021 lên mức 42% trong năm 2022. Trong đó, tăng mạnh nhất trong quý IV khi tăng hơn 12% so với cùng kỳ; thu nhập tài chính cả năm giảm mạnh gần 39% do không còn được ghi nhận khoản lãi thanh lý các khoản đầu tư; chi phí tài chính tăng 64,6%. Trong đó, chi phí vay tăng 9,6% và lỗ tỷ giá tăng mạnh từ 1 tỷ lên mức 33 tỷ trong cùng kỳ.
Sản lượng khai thác qua 3 cảng của GMD cũng có phần biến động khi mà Nam Đình Vũ và Nam Hải Đình Vũ giảm sản lượng lần lượt 1,1% và 0,9% tương ứng với 380,710 TEUs và 540,041 TEUs. Ngược lại, sản lượng qua cảng Gemalink tăng mạnh gần 43% khi đạt hơn 1,6tr TEUs.
Ngày 29/12/2022, hội đồng quản trị của GMD đã thông qua nghị quyết chuyển nhượng sở hữu cổ phần tại Công ty Cổ phần Cảng Nam Hải Đình Vũ (NHĐV). Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2022, Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam (MASVN) thấy có ghi nhận một khoản tiền cọc ngắn hạn hơn 1.000 tỷ vào thời điểm cuối kỳ.
Do đó MASVN cho rằng đó có thể là một phần tiền cọc trước cho việc chuyển nhượng bởi không có thuyết minh cụ thể về khoản này.
Việc chuyển nhượng cổ phần tại Nam Hải Đình Vũ sẽ giúp cho GMD thu về nguồn vốn để đầu tư cho giai đoạn 2 và 3 của cảng Nam Đình Vũ và giai đoạn 2 của cảng Gemalink, đồng thời có thể giảm áp lực về chi phí lãi vay khi lãi suất vay có thể ở mức cao trong năm 2023.
Giai đoạn 2 của cảng Nam Đình Vũ ước tính có thể đạt được công suất 600.000 TEUs/ năm. Như vậy, về dài hạn việc mở rộng này có thể bù đắp được sản lượng khai thác của cảng NHĐV trong tương lai.
Đối với mảng trồng cây cao su, ban lãnh đạo tiếp tục duy trì chăm sóc và sẽ không đầu tư mới ở mảng này. Hiện tại, doanh nghiệp đang tìm kiếm đối tác chiến lược nhằm thoái vốn ở mảng này.
Với triển vọng đầy lạc quan của GMD trong năm 2023, MASVN đưa ra dự phóng về doanh thu cả năm 2023 ước đạt 3.250 tỷ (giảm 17% so với cùng kỳ) và lợi nhuận sau thuế ước đạt 1.856 tỷ (tăng 60% so với cùng kỳ). Doanh thu giảm bởi không còn ghi nhận một phần doanh thu từ Nam Hải Đình Vũ do chuyển nhượng cổ phần; biên lợi nhuận gộp sẽ không còn duy trì được ở mức cao giảm từ 42% về mức 37%.
Doanh thu tài chính dự kiến tăng đột biến hơn 1.000 tỷ nhờ ghi nhận lợi nhuận từ việc chuyển nhượng. Chi phí lãi vay giảm 23% so với cùng kỳ.
EPS dự phóng đạt mức 5.235 đồng/cổ phiếu, tương ứng với mức P/E dự phóng đạt 9,8 lần thấp hơn so với mức trung bình 5 năm của doanh nghiệp tại 17 lần. Vì vậy, MASVN đánh giá tích cực về GMD trong dài hạn.
Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (HoSE: MWG) công bố kết quả kinh doanh quý IV/2022 không mấy ấn tượng: lợi nhuận ròng giảm mạnh 60,4% so với cùng kỳ về mức thấp trong nhiều năm, đạt 619 tỷ (giảm31,7% so với quý trước) do doanh thu thuần giảm còn 30.588 tỷ (giảm 15,4% so với cùng kỳ; giảm 4,4% so với quý trước).
Lũy kế cả năm 2022, doanh thu thuần và lợi nhuận ròng của MWG chỉ đạt 133.045 tỷ (tăng 8,5% so với cùng kỳ) và 4.102 tỷ (giảm16,0% so với cùng kỳ).
Dù thường là mùa cao điểm, doanh thu hàng tiêu dùng không thiết yếu của MWG trong quý IV/2022 (điện thoại di động, laptop và điện tử tiêu dùng) suy giảm, chỉ đạt 22.656 tỷ (giảm 5,6% so với quý trước; giảm 25,2% so với cùng kỳ), chủ yếu do điều kiện vĩ mô khó khăn hơn và gián đoạn chuỗi cung ứng.
Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho biết, trong tháng 10, doanh thu hàng không thiết yếu của MWG tiếp tục giảm xuống mức thấp kỷ lục nhiều năm trong tháng 11 và 12, phản ánh nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm không thiết yếu suy giảm.
Theo ước tính của BVSC, biên lợi nhuận của Thế giới Di động và Điện máy Xanh cũng suy giảm, do tăng cường chính sách chiết khấu và kích cầu nhằm thúc đẩy doanh thu. Biên lợi nhuận trước thuế giảm mạnh xuống 7,5% trong quý IV/2022 so với 9,6% trong quý III/2022 và 8% trong quý IV/2021.
Doanh thu của Bách hoá Xanh trong quý IV/2022 giảm nhẹ 1,4% so với quý trước xuống 7.081 tỷ (tăng 26,8% so với cùng kỳ), cho thấy người tiêu dùng cũng đang thắt chặt chi tiêu đối với các mặt hàng thiết yếu trong bối cảnh vĩ mô khó khăn mà chúng tôi cũng đang theo dõi sát sao.
Cho cả năm 2022, doanh thu thuần của Bách hoá Xanh đạt 28.157 tỷ, cao hơn một chút dự báo 27.417 tỷ của BVSC.
Một số tiến triển tích cực sau tái cấu trúc của Bách hoá Xanh có thể kể đến như doanh thu/cửa hàng trong quý IV nhích lên mức 1,37 tỷ/tháng, tăng lần lượt 3,2% và 43,3% so với 1,32 tỷ và 0,97 tỷ trong quý III/2022 và quý I/2022. Đáng chú ý nhất là doanh thu/cửa hàng của Bách hoá Xanh trong tháng 12/2022 đã đạt mốc 1,42 tỷ, được hỗ trợ bởi yếu tố thời vụ.
Biên lợi nhuận của Bách hoá Xanh được báo cáo có sự mở rộng, do giảm hao phí (tháng 11/2022) và ghi nhận khoản thưởng từ các nhà cung cấp khi hoàn thành mục tiêu (tháng 12/2022), bù đắp nhiều hơn chi phí kích cầu tăng.
Sau khi tái cơ cấu, BVSC ước tính lỗ của Bách hoá Xanh trong quý IV/2022 đã thu hẹp đáng kể so với quý trước về mức 498 tỷ. Theo báo cáo tài chính hợp nhất 2022 của MWG, khoản lỗ trong năm 2022 của Bách hoá Xanh là 2.744 tỷ đồng, so với mức 966 tỷ đồng trong năm 2021. Ban lãnh đạo duy trì mục tiêu rằng Bách hoá Xanh sẽ đạt điểm hòa vốn trong quý IV/2023.
Tính đến cuối quý IV/2022, dư nợ ngắn hạn và dài hạn của MWG là 16.589 tỷ, giảm đáng kể 27,3% so với quý trước. Nợ ròng giảm mạnh 78,8% so với quý trước xuống 1.469 tỷ. Nhờ nỗ lực giải phòng hàng tồn kho trong môi trường bán hàng chậm chạp, tồn kho quý IV/2022 giảm 10,4% so với quý trước còn 26.058 tỷ.
Theo BVSC, bảng cân đối kế toán co hẹp lại sẽ giúp tiết giảm chi phí (chi phí lãi vay và dự phòng cho các sản phẩm lỗi thời), hỗ trợ tăng trưởng lợi nhuận ròng 2023.
Ở mức giá hiện tại, MWG đang giao dịch tại mức P/E 12,8 lần (cuối 2023), so với mức trung bình 5 năm là 15,5 lần. BVSC dự báo lợi nhuận ròng 2023 sẽ phục hồi đáng kể 31,7% so với cùng kỳ lên 5.402 tỷ nhờ các yếu tố phi cốt lõi như giảm chi phí tài chính và thiếu vắng chi phí một lần cho việc đóng cửa các cửa hàng. Hoạt động kinh doanh cốt lõi hiện có vẻ gặp nhiều khó khăn hơn so với dự đoán của BVSC, trong khi đó giá cổ phiếu gần đây đã phục hồi.
Công ty Cổ phần Thế giới số (HoSE: DGW) công bố kết quả kinh doanh quý IV/2022 kém khả quan. Doanh thu thuần giảm mạnh 32,8% so với quý trước xuống 4.075 tỷ (giảm 48,6% so với cùng kỳ), trong khi lợi nhuận ròng giảm 13,6% so với quý trước, đạt 155,8 tỷ (giảm 52,4% so với cùng kỳ so với nền cao), thấp hơn 22% so với dự báo của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) là 200 tỷ (giảm 38,8% so với cùng kỳ).
Lũy kế 2022, doanh thu thuần và lợi nhuận ròng của DGW đạt 22.059 tỷ (tăng 5,2% so với cùng kỳ) và 636,6 tỷ (tăng 3,9% so với cùng kỳ), hoàn thành 96%/94% dự báo tương ứng cho FY22 của BVSC.
Tương tự như những gì BVSC đã thấy ở các nhà bán lẻ ICT, doanh thu ICT của DGW cũng giảm mạnh trong quý IV/2022 ở các phân khúc do 3 yếu tố. Một là nhu cầu các mặt hàng không thiết yếu (điện thoại di động, laptop và máy tính bảng, và điện tử tiêu dùng) suy giảm do điều kiện vĩ mô khó khăn hơn. Hai là đứt gãy chuỗi cung ứng, đặc biệt là thiếu hụt nguồn cung iPhone 14 ngay trong giai đoạn đầu chu kỳ.
Ba là nỗ lực giảm tồn kho của các nhà bán lẻ trong bối cảnh môi trường bán hàng giảm tốc. Ngược lại, phân khúc hàng tiêu dùng là điểm sáng trong quý IV với doanh thu tăng mạnh 42,7% so với quý trước lên 137 tỷ (tăng 47,3% so với cùng kỳ), dường như đã có những tác động hạn chế, dù đóng góp vẫn ở mức khiêm tốn (3,7% doanh thu thuần quý IV/2022).
Biên lợi nhuận hoạt động của DGW trong quý IV/2022 mở rộng lên mức cao kỷ lục 5,1% so với 3-3,6% trong quý I-quý III/2022, là một bất ngờ tích cực. Điều này được hỗ trợ bởi biên lợi nhuận gộp mở rộng mạnh mẽ lên 11,5%, hưởng lợi từ việc thiếu hụt nguồn cung iPhone trong giai đoạn đầu của iPhone 14 cho phép DGW hưởng mức biên lợi nhuận cao hơn và cơ cấu bán hàng được cải thiện (đóng góp từ laptop và điện thoại giảm).
Trong quý IV, DGW ghi nhận khoản lỗ tài chính ròng 5,6 tỷ so với các khoản lãi liên tục từ quý III/2019. Trong khi thu nhập tài chính đi ngang so với cùng kỳ, chi phí tài chính tăng mạnh 237,9% so với cùng kỳ lên 73,5 tỷ (tăng 143,7% so với quý trước), gây ra lỗ tài chính ròng. Trong đó, chi phí lãi vay tăng 246,4% so với cùng kỳ lên 41,6 tỷ và lỗ tỷ giá tăng vọt lên 36,5 tỷ (tăng 337% so với cùng kỳ).
Ở mức giá hiện tại, DGW đang giao dịch tại P/E 10,6 lần (cuối năm 2023), so với trung bình 5 năm là 12,6 lần. Theo BVSC, triển vọng ngắn hạn vẫn khó khăn do nhu cầu suy giảm.
Với kỳ vọng nhu cầu sẽ phục hồi lại trong nửa sau năm nay, BVSC giữ nguyên dự báo lợi nhuận ròng năm 2023 giảm 7,3% so với cùng kỳ, đạt 5.402 tỷ và dự báo doanh thu thuần ở mức 22.059 tỷ (giảm 0,5% so với cùng kỳ). BVSC duy trì khuyến nghị trung lập đối với cổ phiếu DGW cùng mức giá mục tiêu không đổi là 45.948 đồng/cổ phiếu.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.