Còn 9.249 tỷ đồng chênh lệch tỷ giá chưa được hạch toán vào giá điện

Lê Nguyễn - 09/02/2021 09:48 (GMT+7)

(VNF) - Đây là số liệu được Bộ Công Thương đưa ra tại báo cáo công bố kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2019 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

VNF
Còn 9.249 tỷ đồng chênh lệch tỷ giá chưa được hạch toán vào giá điện

Chi phí sản xuất điện năm 2019 là bao nhiêu?

Theo báo cáo, tổng chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2019 là 387.828,78 tỷ đồng bao gồm chi phí sản xuất kinh doanh điện của các khâu phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện và phụ trợ - quản lý ngành. Giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2019 là 1.848,85 đ/kWh, tăng 7,03% so với năm 2018.

Các khoản thu của EVN và các đơn vị thành viên từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và vật tư thu hồi, thu nhập từ hoạt động cho thuê cột điện, cho thuê nhà khu nhà ở, nhà quản lý vận hành của các dự án nguồn điện của EVN đã được giảm trừ vào chi phí sản xuất kinh doanh của EVN và các đơn vị thành viên.

Đi vào cụ thể, khâu phát điện có tổng chi phí là 309.866,81 tỷ đồng, tương ứng với giá thành khâu phát điện theo điện thương phẩm là 1.477,19 đ/kWh.

So với năm 2018, chi phí khâu phát điện năm 2019 tăng do tổng lượng nước về hồ chứa thủy điện đạt khoảng 237,4 tỷ m3, thấp hơn khoảng 128 tỷ m3 so với năm 2018, do đó sản lượng điện từ thủy điện năm 2019 thấp hơn năm 2018. Sản lượng điện huy động từ các nguồn điện khác như nhiệt điện than, khí và đặc biệt là dầu (ngoài các nhà máy nhiệt điện chạy dầu như Thủ Đức, Cần Thơ, Ô Môn còn phải huy động nhà máy điện tua bin khí chạy dầu), năng lượng tái tạo (mặt trời) cao hơn so với 2018.

Giá than trong nước năm 2019 cũng bị đội lên, do có 2 lần điều chỉnh tăng. Bên cạn đó,  năm 2019, TKV và Đông Bắc lần đầu thực hiện cung cấp than pha trộn giữa than trong nước và than nhập khẩu có giá than cao hơn giá than trong nước. Điều này đã tác động đến chi phí mua điện hầu hết các nhà máy nhiệt điện than của các Tổng công ty phát điện 1,2, 3.

Về giá dầu, giá dầu Mazut (FO) bình quân năm 2019 tăng 0,9% so với năm 2018. Giá dầu FO tăng đã ảnh hưởng đến chi phí khi huy động các nhà máy nhiệt điện chạy dầu (Thủ Đức, Cần Thơ và Ô Môn).

Về giá khí, từ 20/3/2019, các nhà máy điện sử dụng khí Nam Côn Sơn trong bao tiêu thực hiện giá khí theo thị trường có giá khí cao hơn nhiều so với giá khí Nam Côn Sơn trong bao tiêu làm chi phí mua điện từ các nhà máy này sẽ tăng rất lớn. Giá khí Thiên Ưng, Đại Hùng tăng 2%/năm theo hợp đồng mua bán khí sẽ tác động đến chi phí mua điện từ các nhà máy Phú Mỹ EVN, Nhơn Trạch 1&2 và Bà Rịa.

Về tỷ giá, tỷ giá USD bình quân năm 2019 tăng khoảng 0,97% so với năm 2018. Tỷ giá tăng làm tăng chi phí mua điện từ các nguồn điện có giá mua điện theo hợp đồng bằng USD hoặc giá mua nhiên liệu bằng USD như nhà máy thủy điện Cần Đơn, các nhà máy nhiệt điện khí (cụm nhà máy điện Phú Mỹ 1, Phú Mỹ 2.1, Phú Mỹ 4, Phú Mỹ 2.2, Phú Mỹ 3, Nhơn Trạch 1&2, Bà Rịa, Cà Mau 1&2), nhiệt điện than sử dụng than nhập khẩu (cụm nhà máy điện Formosa Đồng Nai, Formosa Hà Tĩnh, Duyên Hải 3, Vĩnh Tân 4), nhập khẩu điện từ Trung Quốc, Lào và các nhà máy điện gió, mặt trời.

Ngoài ra, các khoản thuế, phí và tiền phải nộp theo quy định cũng tăng lên. Theo đó, chi phí thuế tài nguyên nước năm 2019 tăng so với năm 2018 do giá bán lẻ điện bình quân năm 2019 điều chỉnh tăng từ ngày 20/3/2019, cụ thể: giá bán lẻ điện bình quân năm 2019 là 1.864,44 đồng/kWh (năm 2018 giá bán lẻ điện bình quân là 1.720,65 đồng/kWh).

Đối với khâu truyền tải điện, tổng chi phí là 17.193,92 tỷ đồng, tương ứng với giá thành khâu truyền tải điện theo điện thương phẩm là 81,97 đ/kWh.  

Tổng chi phí khâu truyền tải điện bao gồm khoản phân bổ số dư chênh lệch tỷ giá chưa được tính vào giá thành điện tại 31/12/2015 của Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia với giá trị phân bổ năm 2019 là 112,08 tỷ đồng.

Đối với khâu phân phối - bán lẻ điện, tổng chi phí là 59.250,17 tỷ đồng, tương ứng với giá thành khâu phân phối - bán lẻ điện theo điện thương phẩm là 282,46 đ/kWh.

Đối với khâu phụ trợ - quản lý ngành, tổng chi phí là 1.517,88 tỷ đồng, tương ứng với giá thành khâu phụ trợ - quản lý ngành theo điện thương phẩm là 7,24 đ/kWh.  

EVN lãi 523 tỷ đồng

Sản lượng điện thương phẩm thực hiện năm 2019 là 209,77 tỷ kWh, tăng 9,05% so với năm 2018. Doanh thu bán điện năm 2019 là 388.355,63 tỷ đồng, tăng 16,63% so với năm 2018. Giá bán điện thương phẩm bình quân thực hiện năm 2019 là 1.851,36 đ/kWh, tăng 6,95% so với năm 2018.

Năm 2019, EVN lãi 523,37 tỷ đồng nhờ bán điện, tương ứng tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu năm 2019 là  0,35%.

Về việc hạch toán các khoản chênh lệch tỷ giá vào giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2019, Bộ Công Thương cho biết các khoản đã hạch toán gồm: chênh lệch tỷ giá thực hiện theo hợp đồng mua bán điện của năm 2017 với số tiền khoảng 2.949,52 tỷ đồng; một phần khoản chênh lệch tỷ giá năm 2015 còn treo với số tiền khoảng 753,97 tỷ đồng.

Các khoản chưa hạch toán vào giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2019 bao gồm: khoản chênh lệch tỷ giá năm 2018 với số tiền khoảng 3.716,6 tỷ đồng (theo quy định tại các hợp đồng mua bán điện, khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh của năm 2018 sẽ được thanh toán vào năm 2019 tuy nhiên, năm 2019 không tính toán khoản chênh lệch tỷ giá này vào phương án giá điện năm 2019 để thanh toán cho các đơn vị phát điện);

Khoản chênh lệch tỷ giá theo hợp đồng mua bán điện phát sinh năm 2019 với số tiền khoảng 4.415,8 tỷ đồng; khoản chênh lệch tỷ giá thực hiện theo hợp đồng mua bán điện của các đơn vị phát điện năm 2015 còn treo với số tiền khoảng 1.117,12 tỷ đồng (sau khi EVN rà soát, chuẩn xác lại số liệu).

Các khoản chênh lệch tỷ giá theo hợp đồng mua bán điện còn treo năm 2015 và 2018 sẽ được xem xét hạch toán vào năm 2020 (phù hợp với Quyết định số 34/2017/QĐ-TTg về khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân giai đoạn 2016-2020).

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

(VNF) - Phát Đạt đã vật lộn để trải qua một năm 2023 đầy thách thức. Và dường như, điều ấy đã để lại nỗi ám ảnh trong tâm trí của những người đứng đầu tập đoàn này khi năm 2024, mỗi toan tính bước đi của Phát Đạt đều thận trọng như người bước trên băng mỏng.

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

(VNF) - Choáng ngợp trước căn biệt thự rộng 1.000m2 của đại gia Quảng Ninh với những món đồ nội thất đắt đỏ, đặc biệt là hàng tùng cảnh hơn 800 năm tuổi đời. Biệt thự xây dựng với giá 500 tỷ đồng

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

(VNF) - Nhờ số hoá, mọi người có thể tham gia trực tiếp vào trồng rừng, cải tạo rừng. Đầu tư trồng rừng như vậy, theo tính toán, sẽ mang lại lợi ích gấp hàng trăm lần gửi tiền tiết kiệm ngân hàng.

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

(VNF) - Cục Quản lý thị trường TP. HCM đã kiểm tra 35 cơ sở kinh doanh vàng trên địa bàn, qua đó tạm giữ 719 đơn vị sản phẩm không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

(VNF) - Theo nghiên cứu mới nhất, thiệt hại kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra còn tồi tệ hơn gấp 6 lần so với tưởng tượng trước đây.

Cận cảnh Tổ hợp khách sạn 5 sao bỏ hoang 15 năm ở Ninh Bình

Cận cảnh Tổ hợp khách sạn 5 sao bỏ hoang 15 năm ở Ninh Bình

(VNF) - Dự án xây dựng tổ hợp khách sạn cao cấp tiêu chuẩn 5 sao Tam Cốc - Bích Động ở Ninh Bình hiện vẫn dở dang, "đắp chiếu" sau 15 năm xây dựng

DN tỷ USD của Bình Dương: Thoái bớt vốn tại Becamex IDC, dự thu chục nghìn tỷ

DN tỷ USD của Bình Dương: Thoái bớt vốn tại Becamex IDC, dự thu chục nghìn tỷ

(VNF) - UBND tỉnh Bình Dương có thể thu về 18.525 tỷ đồng nếu thoái bớt 30,44% cổ phần tại Becamex IDC theo kế hoạch đã được phê duyệt.

Công ty chứng khoán bị tấn công mạng: Hồi chuông cảnh báo thời 4.0

Công ty chứng khoán bị tấn công mạng: Hồi chuông cảnh báo thời 4.0

(VNF) - Theo chuyên gia, vấn đề an toàn thông tin và quản trị rủi ro luôn được tính đến khi xây dựng các hệ thống công nghệ thông tin, đặc biệt là các công ty chứng khoán. Tuy nhiên, một số cách làm chưa đúng đã dẫn tới sự kém hiệu quả dù đã bỏ ra không ít vốn.

Đất nền Quảng Ninh: Khảo giá 6 khu vực cấm phân lô bán nền trước 'giờ G'

Đất nền Quảng Ninh: Khảo giá 6 khu vực cấm phân lô bán nền trước 'giờ G'

(VNF) - Theo luật mới, Quảng Ninh sắp tới sẽ có 6 khu vực bị cấm phân lô, bán nền. Trước những quy định mang tính ràng buộc, diễn biến phân khúc đất nền tại đây đang cho thấy có nhiều dấu hiệu khởi sắc khi lượng tin đăng bán đất nền, đất dự án tăng mạnh.

Nga tính bổ sung đường ống dẫn dầu vào dự án cấp bách với Trung Quốc

Nga tính bổ sung đường ống dẫn dầu vào dự án cấp bách với Trung Quốc

(VNF) - Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 17/5 cho biết một đường ống dẫn dầu thô có thể được bổ sung vào dự án Sức mạnh Siberia 2 (Power of Siberia 2) đã được lên kế hoạch để vận chuyển khí đốt tới Trung Quốc.