'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Phiên giao dịch tuần này (22-26/1) tiếp tục ghi nhận những diễn biến cực kỳ ấn tượng của nhóm cổ phiếu ngân hàng.
Cổ phiếu BID của BIDV ghi nhận phiên tăng trần thứ 2 liên tiếp, lên mức 32.500 đồng/cổ phiếu. Xét cả tuần, BID đã tăng tới gần 21%.
"Điều ngọt ngào" trên không chỉ xảy đến với BID. Cổ phiếu đầu tàu của VN-Index nói chung và của nhóm cổ phiếu "bank" nói riêng là VCB vẫn không ngừng tăng. Tuần này, mức tăng được ghi nhận là trên 13%, lên đến 69.100 đồng/cổ phiếu; xét theo tháng, mức tăng là trên 34%. Việc vượt mốc 70.000 đồng/cổ phiếu là ngay trước mắt.
Một cổ phiếu ngân hàng gây ấn tượng khác là MBB của Ngân hàng Quân đội. Tuần này, cổ phiếu MBB đã tăng tới trên 13%, vượt mốc 30.000 đồng, đạt 31.500 đồng/cổ phiếu. Xét theo tháng, thị giá MBB đã tăng tới trên 28%.
Lưu ý rằng, mặc dù xét trong cả tuần nhưng trên thực tế, các mã cổ phiếu trên đều được giao dịch trên sàn HoSE, nghĩa là chỉ giao dịch trong vỏn vẹn 3 phiên (bởi 2 phiên phải tạm ngừng giao dịch do "sập sàn" HoSE). Điều này càng cho thấy mức tăng các cổ phiếu ngân hàng đang "điên" hơn cả những con số thống kê.
Không chỉ có các cổ phiếu có vốn hóa lớn, các ngân hàng cỡ vừa cũng đang đón niềm vui.
Trên 2 sàn Hà Nội (HNX và UPCoM), cổ phiếu SHB của Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội dẫn đầu "cơn điên" khi tăng tới gần 45% trong tháng qua, lên mức 12.300 đồng/cổ phiếu; xét trong tuần, mức tăng là gần 9%.
Không kém cạnh, cổ phiếu LPB của LienVietPostBank tăng tới 9,55% trong tuần và tăng trên 32% trong tháng.
Nhiều cổ phiếu ngân hàng khác mặc dù không tăng mạnh tuần này nhưng xét trong tháng, mức tăng hầu hết vẫn rất ấn tượng. CTG của VietinBank tăng gần 18% trong tháng qua; VPB của VPBank tăng gần 31%; STB của Sacombank tăng gần 25%; EIB của Eximbank tăng trên 28%; HDB của HDBank tăng gần 19%; ACB của Ngân hàng Á Châu tăng trên 20%; VIB của Ngân hàng Quốc tế tăng trên 33%.
Tình hình kinh tế vĩ mô ổn định, xử lý nợ xấu đạt được nhiều bước tiến từ nền tảng pháp lý đến diễn biến thực tế, lợi nhuận nhiều ngân hàng gây ấn tượng ở cả giá trị tuyệt đối lẫn tương đối, VN-Index trong xu hướng tăng dài hạn và cổ phiếu ngân hàng đang là đầu tàu dẫn dắt xu hướng này… được cho là những nguyên nhân khiến nhóm cổ phiếu ngân hàng tăng mãnh liệt.
Sau một thời gian dài tăng giá, liệu diễn biến tăng mãnh liệt gần đây có phải là "chuyến tàu cuối cùng" trước khi nhóm cổ phiếu ngân hàng "hết date"?
Khó có thể nói được điều gì về tương lai. Thế nhưng hiện tại, diễn biến thị giá cổ phiếu ngân hàng đang khiến "người mừng, kẻ tiếc, người lo".
Đơn cử trường hợp VPBank. Việc cổ phiếu VPB tăng mạnh từ ngày lên sàn đã khiến một loạt cá nhân là cổ đông của ngân hàng này lọt nhóm 20 những người giàu nhất sàn chứng khoán với khối tài sản trên 3.000 tỷ đồng. Ngoài Chủ tịch VPBank Ngô Chí Dũng, những cái tên khác là khá xa lạ, gồm Hoàng Anh Minh, Vũ Thị Quyên, Kim Ngọc Cẩm Ly, Lý Thị Thu Hà, Trần Ngọc Lan, Lê Việt Anh, Nguyễn Phương Hoa.
Các cổ đông nói chung và cổ đông nước ngoài nói riêng của VPBank hẳn cũng đang "mừng như được mùa" sau màn trình diễn mãn nhãn của cổ phiếu VPB.
Tương tự VPB, các cổ đông sở hữu cổ phiếu ngân hàng khác từ sớm cũng đang được tận hưởng "những ngày vàng".
Đan xen với "mừng" là cảm giác tiếc nuối đối với các nhà đầu tư "chốt lời" quá sớm, các nhà đầu tư không chọn mua cổ phiếu ngân hàng. Trường hợp của quỹ đầu tư GIC của Singapore hẳn phải gây nhiều tiếc nuối nhất.
GIC trước đây đã thỏa thuận mua tới 305,8 triệu cổ phiếu VCB của Vietcombank. Tuy nhiên thương vụ sau đó đổ bể vì quỹ này chỉ trả giá vỏn vẹn 28.000 đồng cho mỗi cổ phiếu VCB, trong khi thời điểm đó, mức giá dao động trong khoảng 30.000 – 40.000 đồng/cổ phiếu. Chính phủ không thể đồng ý bán cổ phiếu thấp hơn thị giá bởi như vậy có thể coi là "làm thất thoát tài sản nhà nước".
Nếu GIC đồng ý mua 305,8 triệu cổ phiếu với mức giá giả sử là 40.000 đồng/cổ phiếu (mức giá gần như chắc chắn giao dịch thành công) thì đến nay, quỹ này đã lãi tới trên 72% chỉ sau chưa đầy 1 năm, tương lãi trên 8.800 tỷ đồng.
Bên cạnh tiếc nuối là nỗi lo. Sau thất bại trong thỏa thuận với GIC, mới đây, lãnh đạo Vietcombank cho biết Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã phê duyệt quyết định cho phép Vietcombank phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài.
Cơ chế mua bán được phê duyệt lần này hẳn đã có nhiều nhượng bộ từ phía Chính phủ và không loại trừ có nhượng bộ về giá. Tuy nhiên, việc cổ phiếu VCB tăng rất mạnh thời gian qua có thể tạo thêm cản trở cho tiến trình bán vốn.
Với BIDV cũng vậy. Ngân hàng này đang rất muốn bán vốn cho đối tác ngoại để tăng vốn, nâng mức độ an toàn vốn để đáp ứng chuẩn Basel II nói chung cũng như sử dụng nguồn vốn trên để bù đắp tổn thương từ nợ xấu nói riêng. Tuy nhiên, diễn biến giá cổ phiếu quá lạc quan hiện tại (tăng tới gần 21% trong 3 phiên gần nhất) có thể làm chùn bước bên mua.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.