Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Tuy nhiên, theo tạp chí The Economist của Anh, con số thiệt hại trên là chưa đầy đủ khi mới chỉ so với quy mô của nền kinh tế thế giới trước đại dịch, chứ chưa so với quy mô sẽ đạt được của nền kinh tế thế giới nếu đại dịch COVID-19 không xảy ra.
Để thấy thiệt hại do tác động của COVID-19 lớn hơn, các nhà kinh tế cần ước tính GDP toàn cầu phát triển như thế nào nếu không có đại dịch COVID-19. Cách đơn giản là theo dự báo của WB được đưa ra vào thời điểm này năm ngoái, khi mối đe dọa COVID-19 vẫn chưa hiện hữu.
Vào thời điểm đó, WB dự báo GDP toàn cầu sẽ tăng 2,5% trong năm 2020, đạt mức 86.000 tỷ USD. So với con số đó, GDP toàn cầu năm 2020 có lẽ đã mất đi 6,6%, tương đương khoảng 5.600 tỷ USD.
Ngân hàng Thế giới dự báo, trong năm 2021, nền kinh tế thế giới có thể sẽ phát triển nhanh một cách không bình thường nhờ việc triển khai vaccine phòng COVID-19.
Tuy nhiên, ngay cả khi dự báo này đúng và không có thêm biến cố nào xảy ra, sản lượng kinh tế thế giới năm 2021 sẽ vẫn thấp hơn 5,3% so với dự báo của WB trước đại dịch, mất thêm gần 4.700 tỷ USD.
Cộng hai con số này với nhau, trong năm 2020 và 2021, đại dịch COVID-19 đã gây tổn thất 10.300 tỷ USD cho sản lượng kinh tế toàn cầu: Hàng hóa và dịch vụ mà thế giới có thể đã sản xuất ra nếu không bị ảnh hưởng.
Đó là một con số lớn. Chỉ có Mỹ và Trung Quốc có GDP hàng năm lớn hơn 10.000 tỷ USD. Tính quy đổi, 10.300 tỷ USD đủ để mua mười công ty niêm yết lớn nhất trên thế giới, bao gồm cả Amazon, Apple và Saudi Aramco. Số tiền đó cũng dư để mua toàn bộ bất động sản của thành phố New York chín lần.
Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) chịu tổn thất trên 2.000 tỷ USD. Mỹ sẽ chịu thiệt hại khoảng 1.700 tỷ USD. Trong số các quốc gia đang phát triển, Ấn Độ chịu mức thiệt hại lớn nhất, khoảng 950 tỷ USD. Mặc dù nền kinh tế của Trung Quốc lớn hơn nhiều so với nền kinh tế của Ấn Độ, nhưng nước này có mức thiệt hại thấp hơn, khoảng 680 tỷ USD.
Tuy nhiên, ngay cả những con số thiệt hại khổng lồ trên cũng là chưa đầy đủ. Thiệt hại kinh tế do COVID-19 gây ra sẽ không chỉ giới hạn trong năm nay và năm ngoái. Ngân hàng Thế giới dự kiến GDP toàn cầu năm 2022 sẽ vẫn thấp hơn 4,4% so với mức mà ngân hàng này dự báo trước đại dịch.
WB lo ngại với tổn hại lâu dài đối với đầu tư, nguồn nhân lực và do đó có thể là tiềm năng tăng trưởng của nền kinh tế thế giới. Tổ chức này cũng lo ngại rằng các khoản nợ mà các chính phủ và công ty đã vay để vượt qua đại dịch COVID-19 có thể gây hại cho tăng trưởng trong tương lai.
Còn một lý do khác dẫn đến những số liệu trên chưa đánh giá đầy đủ những tổn thất về kinh tế của COVID-19. Nếu đại dịch không xảy ra, GDP thế giới không chỉ cao hơn mà còn có thể khác đi. Thay vì mặt nạ, xét nghiệm, vaccine, các cuộc gọi qua ứng dụng Zoom và chuyển phát các bưu kiện, nền kinh tế thế giới sẽ sản xuất các mặt hàng khác.
Vì đại dịch rất nguy hại cho sức khỏe và xã hội, nên việc tập trung các nguồn lực lớn để chống lại nó là điều đáng làm - những nỗ lực này có giá trị kinh tế to lớn. Nhưng nếu virus SARS-CoV-2 không lây lan, những nỗ lực này sẽ là không cần thiết, khiến chúng trở thành khoản chi phí thế giới có thể đã tiết kiệm được.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.