'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Trong dự thảo báo cáo tổng kết thi hành Luật Hàng không dân dụng, Cục Hàng không Việt Nam đánh giá thị trường vận chuyển nội địa đã có tính cạnh tranh rất cao khi ngày càng có thêm nhiều hãng.
"Giá trần sẽ hạn chế việc nâng cao chất lượng dịch vụ, nhằm phục vụ đối tượng khách sẵn sàng chi trả cao hơn mức giá trần. Đồng thời, nó cũng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ - yếu tố quan trọng trong phát triển bền vững của các hãng hàng không", Cục Hàng không Việt Nam nhận định.
Hiện tại, các hãng bay trong nước chỉ được đưa ra giá vé trong khung (tối đa 3,75 triệu đồng) do Bộ Giao thông Vận tải quy định theo điều 116 Luật Hàng không dân dụng. Do đó, Cục Hàng không Việt Nam đề xuất sửa đổi điều 116 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam.
Cụ thể, với trường hợp đường bay nội địa có từ 3 hãng hàng không tham gia khai thác, Cục Hàng không Việt Nam đề xuất cho hãng hàng không được quyết định giá dịch vụ vận chuyển hành khách nội địa và thực hiện niêm yết giá theo quy định (các hãng được tự quyết giá vé, không cần theo trần giá vé).
Với các đường bay có dưới 3 hãng hàng không khai thác, Cục Hàng không Việt Nam đề xuất vẫn phải giữ hạng phổ thông cơ bản không được vượt trần.
Trước đó, hồi đầu tháng 4/2021, Vietnam Airlines từng đề xuất áp giá trần và giá sàn vé máy bay. Cụ thể, với giá trần, Vietnam Airlines đề xuất tăng từ 50.000 đến 250.000 đồng cho các chặng bay từ 500km đến 1.280km trở lên. Giá vé trần sẽ được giữ nguyên với các đường bay phát triển kinh tế xã hội, nhóm đường bay khác dưới 500km.
Với giá sàn, Vietnam Airlines đề xuất 2 phương án, trong đó phương án 1 là áp bằng chi phí biến đổi của hàng không giá rẻ căn cứ theo chi phí của Pacific Airlines (thuộc Vietnam Airlines Group) giai đoạn 2019.
Theo đó, giá sàn cho các đường bay dưới 500km là 414.000 đồng; các đường bay 500 - 850km là 570.000 đồng; các đường bay 850 - 1.000km là 755.000 đồng; các đường bay 1000 - 1.280km là 804.000 đồng và các đường bay từ 1.280km trở lên là 917.000 đồng.
Ở phương án 2, Vietnam Airlines đề xuất áp giá sàn bằng 35% trần giá vé đề xuất, cao hơn phương án 1. Theo đó, giá sàn cho các đường bay từ dưới 500 - 1.280km trở lên sẽ tăng dần từ 560.000 đồng lên cao nhất là 1,4 triệu đồng.
Đề xuất này của Vietnam Airlines cũng bị nhiều chuyên gia phản đối và đánh giá là vô lý. Theo PGS.TS Nguyễn Thiện Tống, nếu áp dụng giá sàn, khách bay trong nước sẽ không được hưởng các chuyến bay khuyến mãi có vé 0 đồng hoặc vài chục nghìn đồng mà các hãng đang áp dụng rộng rãi để kích cầu cho ngành hàng không, cải thiện dòng tiền cho mình, đồng thời kích cầu cho ngành du lịch.
Vị chuyên gia này đánh giá việc áp giá trần và giá sàn sẽ khiến các hãng hàng không giá rẻ không thể cạnh tranh được. Như vậy, Vietnam Airlines sẽ chiếm lĩnh thị trường và kịch bản là ngành hàng không sẽ quay lại thời Vietnam Airlines độc chiếm một mình một thị trường.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.