Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Liên quan đến vụ án gây thiệt hại, lãng phí tài sản nhà nước hàng trăm tỷ đồng tại Tổng công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM); Công ty Cổ phần vận tải và thương mại VEAM (VETRANCO) và các đơn vị liên quan, Cơ quan Cảnh sát điều tra xác định bị can Trần Ngọc Hà, cựu Chủ tịch HĐQT, cựu Tổng giám đốc VEAM, có liên quan đến nhiều sai phạm của VEAM từ năm 2011 - 2015.
Trong vụ án này, bị can Trần Ngọc Hà cùng 5 đồng phạm khác bị đề nghị truy tố về tội "vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí", theo điều 219 bộ Luật Hình sự 2015’’.
Ngoài ra, 11 bị can khác bị đề nghị truy tố về tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, theo điều 285 bộ Luật Hình sự 1999.
Theo kết luận điều tra, sai phạm xảy ra tại VEAM - doanh nghiệp hoạt động theo mô hình tổng công ty nhà nước và các doanh nghiệp liên quan kéo dài từ năm 2007 - 2015 với nhiều nhóm hành vi gây thất thoát, thiệt hại lớn về tài sản cho nhà nước.
Cụ thể, trong giai đoạn 2007 - 2013, VEAM đã bảo lãnh và cho công ty con là VETRACO vay trái quy định với số tiền 193 tỷ đồng.
Từ việc bảo lãnh của VEAM, VETRACO đã vay tiền tại các ngân hàng để thanh toán tiền mua hàng cho Công ty Cổ phần thương mại và đầu tư Bách Việt (Công ty Bách Việt). Số hàng hóa mua của Công ty Bách Việt được VETRANCO ký hợp đồng bán hàng trả chậm cho nhóm công ty của Trần Quang Tiến, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Đại Nam. Khi đến hạn thanh toán, nhóm các công ty của Trần Quang Tiến không trả nên VETRACO không có tiền trả cho các ngân hàng, khiến VEAM phải trả thay.
Đến nay, nhóm công ty của Trần Quang Tiến đã ngừng hoạt động, không còn tài sản gì nên gây ra thiệt hại lớn cho VEAM cũng như VETRACO.
Kết luận điều tra xác định việc bảo lãnh cho vay và mua bán lòng vòng nêu trên đã gây ra thiệt hại cho VEAM số tiền hơn 183 tỷ đồng.
Từ năm 2014, VEAM triển khai dự án đầu tư sản xuất máy kéo 4 bánh hạng trung tại khu công nghiệp Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 1.488 tỷ đồng. Dù dự án chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng lãnh đạo VEAM khi đó đã giải ngân hàng chục tỷ đồng thuê đất, mua thiết kế sở hữu công nghiệp…
Năm 2018, Bộ Công thương có văn bản không chấp thuận dự án với lý do không hiệu quả và có nhiều rủi ro. Dù dự án không thực hiện nhưng VEAM đã chi phí số tiền hơn 56,5 tỷ đồng không thể thu hồi lại.
Ngoài ra, từ năm 2015, lãnh đạo VEAM khi đó đã ký hợp đồng, thực hiện thỏa thuận với 2 doanh nghiệp Trung Quốc phát triển dự án sản xuất ô tô tay lái bên phải để xuất khẩu sang Sri Lanka. Dự án này sau đó cũng được xác định không khả thi nhưng đã gây thiệt hại cho VEAM số tiền gần 10 tỷ đồng đã chuyển cho đối tác, không thu hồi được.
Kết luận điều tra xác định trách nhiệm của 17 bị can trong vụ án với nhiều mức độ khác nhau. Trong đó, các bị can có vai trò chính gồm Trần Ngọc Hà, cựu Chủ tịch HĐQT, cựu Tổng giám đốc VEAM; Lâm Chí Quang, cựu Tổng giám đốc VEAM; Vũ Quang Tâm và Vũ Từ Công, cùng là cựu Phó tổng giám đốc VEAM; Đào Quốc Việt, cựu Giám đốc Công ty Cổ phần vận tải và thương mại VEAM; Trần Quang Tiến, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Đại Nam.
Riêng bị can Trần Ngọc Hà bị cơ quan điều tra xác định ‘‘phạm tội nhiều lần, có thái độ khai báo chống đối, quanh co chối tội nên cần phải xử lý nghiêm theo quy định pháp luật’’, kết luận điều tra nêu.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.