'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Trong những đợt cách ly dài trên khắp thế giới, điều được ngóng đợi nhất chính là việc gặp gỡ và tương tác. Video quay cảnh người dân Ý hẹn nhau để cùng hát nơi ban công hay chiếu phim trên những bức tường của khu dân cư là minh chứng rằng sinh hoạt cộng đồng sẽ không bao giờ “lỗi mốt"; bởi nó được ghi tạc trong DNA của con người.
Những báo cáo thống kê con số hủy hợp đồng văn phòng tăng chóng mặt giữa đại dịch phản ánh một chiến lược tạm thời thay vì xu hướng dài hạn. Chúng ta có thể làm việc từ xa, qua màn hình điện thoại và máy vi tính, song những tương tác vật lý sẽ luôn có một vai trò cốt tủy trong quá trình phát triển doanh nghiệp và kiến tạo ý nghĩa.
Đại dịch gián tiếp xác nhận tầm nhìn của những đơn vị phát triển không gian làm việc; đơn cử có Toong - một thương hiệu nội địa đã phát triển ra khu vực Đông Dương. Trong không gian làm việc hòa hợp giữa nghệ thuật và sinh thái, dường như Toong luôn dồn hết tâm lực vào khoảnh khắc hiện tại.
Đỉnh dịch Covid-19, khi nhiều doanh nghiệp chọn cắt giảm, dừng hợp đồng thuê văn phòng, Toong ra mắt 3 không gian làm việc mới tại trung tâm Sài Gòn. Không chỉ làm cho có, tổ ong cần mẫn với sức sáng tạo và nhiệt thành đưa ra những “lời giải” mới cho không gian đô thị.
Hãy cùng trò chuyện với anh Dương Đỗ - người sáng lập của Toong - để thấu hiểu sự điềm nhiên đằng sau hướng phát triển tưởng như ngược dòng này.
- Theo anh, Covid-19 thay đổi cách chúng ta làm việc như thế nào?
Theo quan điểm của tôi, đại dịch không thay đổi cách con người làm việc hay kỳ vọng của chúng ta về công sở nói chung; nó đơn thuần thúc đẩy nhanh hơn những sự phát triển tất yếu.
Sau Covid-19, người làm việc sẽ đòi hỏi nhiều hơn nữa sự linh hoạt. Khối lượng công việc được thực thi trực tuyến chứng tỏ khái niệm văn phòng kỹ thuật số (virtual office) là một ý tưởng khả dĩ. Ngoài ra, những rườm rà lệ bộ của mô hình văn phòng truyền thống cũng bị “phơi bày" rõ ràng hơn bao giờ hết.
Vì thế, trong tương lai, tôi tin cách chúng ta làm việc sẽ trở nên tinh gọn, linh hoạt và hiệu quả hơn. Đại dịch đã cho thấy sự “thiếu trí tưởng tượng” trong cách tư duy về văn phòng. Một nơi chốn vật lý đơn thuần chưa bao giờ là trung tâm. Trải nghiệm làm việc và hiệu suất sau cùng mới là điều mà các công ty nên hướng đến.
- Nói như vậy, có lẽ văn phòng tập trung* sẽ sớm trở thành “quá khứ"?
Mô hình văn phòng tập trung (office-centric) xây dựng một cộng đồng người đi làm gắn bó với nhau về mặt vật lý (cùng ở văn phòng 8 tiếng mỗi ngày), nhưng lại cạnh tranh để thăng tiến nhờ năng lực.
Ngược lại là đằng khác. Văn phòng không phải một ý niệm lỗi thời như nhiều người nghĩ. Vấn đề ở đây chính là chúng ta đang bắt đầu đòi hỏi những giải pháp văn phòng lấy con người làm trung tâm.
Trong đại dịch, quãng thời gian làm việc từ xa dai dẳng ảnh hưởng đến chất lượng công việc và cuộc sống của rất nhiều người. Không ai muốn làm việc liên tục tại nhà - nơi chốn vốn dành cho gia đình và sự nghỉ ngơi. Chúng ta cần được gặp gỡ và giao tiếp với đồng nghiệp của mình. Những tương tác vật lý đó có ý nghĩa không thể thay thế và cần được trân trọng.
Tôi có một quan sát rất đơn giản, đó là mỗi người trung bình dành 8, thậm chí hơn, giờ mỗi ngày để làm việc. Vì thế, chúng ta nên kỳ vọng dành một phần ba cuộc đời ở một nơi mang lại cho mình niềm vui, di dưỡng căn tính và hỗ trợ sự phát triển tại hai tầng cao nhất của tháp Maslow: được quý trọng và được phát huy tối đa năng lực cá nhân.
- Anh có lời khuyên gì dành cho các doanh nghiệp để kiến thiết không gian làm việc của tương lai?
Theo tôi, không gian làm việc nên là nơi tuyệt vời nhất sau ngôi nhà của mỗi người, theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Ở đó, người làm việc cần được thấy tự do và hạnh phúc. Suy cho cùng, làm việc là sống, và mỗi nhịp sống đều cần chất lượng. Chúng ta đâu phải là những cỗ máy?
Nếu các doanh nghiệp muốn kiến thiết không gian làm việc tốt, hãy đặt cái tâm của mình vào đó. Đừng chỉ đề cao cái đẹp đơn thuần, mà hãy vun đắp một không gian ưu ái con người. Hệt như căn nhà của mình vậy.
- Đây có phải là triết lý vận hành cốt tuỷ của Toong?
Đúng là như vậy. Từ những ngày đầu xây dựng Toong, chúng tôi đã luôn mường tượng về những không gian nơi mà sự làm việc cũng tự nhiên như hơi thở. Nơi cộng đồng được vun đắp một cách hữu cơ, chứ không chỉ thông qua những hoạt động team-building, hội họp đơn thuần. Đây không hề là sở thích hay “gu”, mà gốc rễ của nó là những điều rất căn bản về sự sống.
- Nếu các doanh nghiệp đều làm được việc đó, thì liệu thị trường còn cần Toong?
Câu trả lời là nhận thức, sự kiên định và khả năng thực thi. Chúng tôi tư duy và hoàn thiện cách tiếp cận giải pháp văn phòng cấp tiến mỗi ngày. Nếu các công ty có nguồn lực để làm điều đó thì đúng, họ sẽ không cần Toong nữa.
Một môi trường làm việc được hợp thành bởi rất nhiều thành tố: âm thanh, ánh sáng, mùi hương, bài trí nội thất, tác phẩm nghệ thuật. Những chuyển động khác cũng cần được tính toán là văn hóa, con người và đối tác cùng hiện diện tại nơi làm việc. Để tạo nên một không gian làm việc tích cực, nhà phát triển phải hiểu và kiểm soát được tất cả các thành tố này, không chỉ một lần duy nhất mà hàng ngày.
Ở Toong, chúng tôi liên tục tư duy, thử nghiệm và điều chỉnh những chi tiết tưởng như nhỏ nhặt nhất. Thực sự cần một tổ ong cần mẫn để đảm bảo góc bàn làm việc của bạn luôn có hoa tươi, khu vực pantry luôn có cà phê nóng hổi pha từ hạt cà phê rang thủ công; đến cả món ăn thiết đãi nhau lúc xế chiều cũng cần được cân nhắc kỹ càng. Nghệ thuật trong không gian của Toong được giám tuyển cẩn trọng, từ tâm; còn danh sách nhạc cũng được chọn kỹ, như cách người kỹ sư nâng niu một phát kiến.
Những doanh nghiệp cấp tiến cần một không gian như thế. Họ tin tưởng Toong để mang lại đích xác tầm nhìn đó, và còn nhiều hơn thế, mỗi ngày.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.