'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
9 tháng đầu năm 2018, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) ghi nhận khoản lãi trước thuế kỷ lục 1.613 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ năm ngoái.
Kỷ lục lãi của TPBank được thiết lập bởi tăng trưởng lãi thuần ở hầu hết các mảng kinh doanh. 9 tháng qua, mảng tín dụng - đầu tư (mảng cốt lõi của ngân hàng) đem về cho TPBank 3.114 tỷ đồng thu nhập lãi thuần, tăng 41% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, mảng dịch vụ đem về 439 tỷ đồng lãi thuần, tăng gấp 3,5 lần; mảng mua bán chứng khoán đầu tư đem về 347 tỷ đồng lãi thuần, tăng gấp đôi. Cùng với đó là 113 tỷ đồng thu từ khoản nợ đã bán cho VAMC.
Tuy nhiên, đằng sau kỷ lục lãi ấy có một vài yếu tố không thực sự bền vững. Đầu tiên là cơ cấu dư nợ tín dụng.
Theo báo cáo tài chính quý III/2018 của TPBank, dư nợ tín dụng của ngân hàng này là 73.805 tỷ đồng, trong đó, chỉ 16.734 tỷ đồng là nợ ngắn hạn, nợ trung hạn là 23.947 tỷ đồng và nợ dài hạn lên đến 33.123 tỷ đồng.
Xét theo tỷ trọng, nợ ngắn hạn chỉ chiếm 23% dư nợ tín dụng; trong khi nợ trung hạn chiếm 32%, còn nợ dài hạn chiếm tới 45%.
Thật khó để tìm được một ngân hàng thương mại có tỷ trọng dư nợ trung hạn và dài hạn cao như TPBank. Đại đa số ngân hàng duy trì tỷ trọng nợ ngắn hạn cao nhất trong cơ cấu dư nợ, bởi điều này giúp giảm rủi ro chênh lệch kỳ hạn nói riêng và rủi ro thanh toán nói chung, do đa phần vốn huy động của ngân hàng là ngắn hạn.
Rủi ro cao hơn, thế nên nợ trung hạn và nợ dài hạn luôn có lãi suất cho vay cao hơn đáng kể nợ ngắn hạn. Việc cơ cấu dư nợ của TPBank lệch hẳn về phía nợ trung hạn và nợ dài hạn là nguyên nhân quan trọng giúp mảng tín dụng - đầu tư của ngân hàng này ghi nhận tăng trưởng thu nhập lãi thuần lên đến 41%, dù thu nhập lãi chỉ tăng 28%.
Tất nhiên, cơ cấu dư nợ đặc biệt trên hẳn đã nằm trong tính toán của ban lãnh đạo TPBank. Một số ngân hàng vài năm trở lại đây đã chấp nhận rủi ro cao để đem về lợi nhuận lớn với việc tham gia mảng tín dụng tiêu dùng. TPBank cũng vậy, chỉ khác ở cách làm?
Điểm thứ hai cũng rất cần chú ý ở TPBank là cơ cấu vốn huy động. Tính đến hết ngày 30/9/2018, tiền gửi khách hàng của TPBank ở mức 70.158 tỷ đồng, còn thấp hơn cả dư nợ tín dụng. Sở dĩ TPBank vẫn đủ tiền cho vay và đầu tư hơn 23.000 tỷ vào chứng khoán nợ là do ngân hàng này mượn tới 35.228 tỷ đồng từ các tổ chức tín dụng (gồm 24.839 tỷ đồng tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác và 10.389 tỷ đồng vay các tổ chức tín dụng khác).
Mượn tiền từ các tổ chức tín dụng là cách thức huy động kém bền vững hơn nhiều so với cách thức truyền thống là huy động từ doanh nghiệp và dân cư. Cách đây nhiều năm, từng có thời các ngân hàng thường xuyên mượn lượng lớn tiền của nhau, tuy nhiên đến nay, tình trạng này gần như đã chấm dứt.
Một chỉ báo cũng khá đáng lưu ý khác là việc trong 9 tháng năm nay, tiền gửi khách hàng của TPBank giảm 140 tỷ đồng. Mặc dù điều này không phải là tín hiệu cho thấy vấn đề gì quá lớn nhưng thông thường, các ngân hàng luôn duy trì đà tăng của tiền gửi khách hàng, nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng, và một phần nào đó cho thấy rằng người dân vẫn ngày càng đặt nhiều niềm tin vào ngân hàng.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.