'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Để tránh những mùa hè khắc nghiệt ở Đông Dương, người Pháp cho xây dựng những khu nghỉ mát trên núi cao. Năm 1901, Toàn quyền Đông Dương muốn tìm một nơi tương tự như Đà Lạt để xây dựng khu nghỉ mát, nghỉ dưỡng, chữa bệnh cho các quan chức, binh lính và sĩ quan người Pháp ở miền Trung Việt Nam. Nhiệm vụ được giao cho Debay, một đại úy thủy quân lục chiến, trực tiếp chỉ huy tìm kiếm.
Sau nhiều tháng trời lang thang tìm kiếm khắp miền Trung, tháng 4/1901, ông phát hiện ra núi Bà Nà có địa hình tương đối bằng phẳng, khí hậu bán ôn đới dễ chịu mát mẻ và chỉ cách trung tâm TP. Đà Nẵng khoảng 25km về phía Tây Nam. Nhận định đây là vùng đất lý tưởng có thể xây dựng khu nghỉ dưỡng, tháng 11/1911, người Pháp đã quyết định biến Bà Nà thành một khu bảo tồn lâm nghiệp để tiện cho việc nghiên cứu về Bà Nà được kỹ lưỡng hơn.
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, người Pháp đẩy mạnh xây dựng khu nghỉ mát Bà Nà, tạo điều kiện dễ dàng cho những công sở, quan chức và kiều dân Pháp đầu tư xây dựng khu nghỉ dưỡng, kinh doanh ở Bà Nà. Từ năm 1928, khi con đường lên đỉnh núi hoàn thành, số du khách tới Bà Nà tăng dần lên, chủ yếu là quan chức Việt và người Pháp. Bà Nà dần trở thành một khu nghỉ dưỡng nổi tiếng không chỉ ở Trung Kỳ mà ở toàn khu vực Đông Dương.
Sau năm 1945, Bà Nà dần vắng bóng người và bị quên lãng gần nửa thế kỷ. Khi chiến tranh chống Mỹ, đế quốc Mỹ đã tận dụng Bà Nà làm nơi quan sát quân sự. Năm 1997, với mong muốn tái sinh lại khu nghỉ mát xưa, UBND TP. Đà Nẵng quyết định xây dựng lại Bà Nà thành một khu du lịch sinh thái.
Được giao mở đường trở lại, ông Hồ Văn Ánh, nguyên trưởng Ban Quản lý khu du lịch Bà Nà - Suối Mơ (giai đoạn 1997-1999), cho biết lần đầu tiên ông lên Bà Nà, mọi thứ ở đây chỉ là đống đổ nát. Nếu không có những tư liệu do người Pháp để lại, không ai dám tin một thế kỷ trước người ta có thể băng rừng, vượt núi để dựng khu nghỉ mát. Theo ông Ánh, đường từ chân núi lên đỉnh Bà Nà dài 16km, trước đây người Pháp đã khai phá và làm đường nhưng đến thời điểm ấy không sử dụng được nữa. Vì vậy, ông Ánh cùng các cộng sự trong Sở Du lịch tiến hành khảo sát lại núi Bà Nà để mở lại tuyến đường này.
Ông Trần Chí Cường, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Đà Nẵng, người được giao nhiệm vụ tháp tùng đoàn khảo sát Bà Nà cho biết đường lên xuống Bà Nà lúc bấy giờ đi lại rất khó khăn, tiếng là đường ô tô nhưng thời gian dài không sử dụng, cây cối đã mọc dày trên đường. Đường khó, việc lên xuống chân núi không thể thực hiện trong ngày. Sau hơn 1 năm, tuyến đường dẫn lên núi được khôi phục thành công, Bà Nà bắt đầu đón khách trở lại. Tuy nhiên, do tính chất nhỏ lẻ, thiếu đồng bộ của các công trình, dịch vụ ở Bà Nà khi đó, cộng với cách quản lý thiếu chuyên nghiệp, du lịch sinh thái không thu hút được khách như kỳ vọng. Chỉ một thời gian ngắn sau khi được xây dựng lại, du khách thưa dần.
Lãnh đạo TP. Đà Nẵng thời điểm đó đã nhận ra được điều này và quyết định đi tìm nhà đầu tư chiến lược cho Bà Nà. Năm 2007, khu du lịch Bà Nà được giao cho tập đoàn Sun Group quản lý, công cuộc đánh thức Bà Nà mới chính thức bắt đầu.
Là một trong 10 người đầu tiên trong đội thăm dò, khảo sát núi Chúa, ông Hoàng Văn Thiệu, hiện là Phó Chánh văn phòng Vùng miền Trung của Sun Group, vẫn nhớ như in những ngày đầu trong hành trình mở đường trên không. “Thời điểm đó, một ngày của chúng tôi bắt đầu như người lính. Mỗi sáng sớm, mọi người được cấp phát lương thực và đồ dùng khi vào tuyến. Chuyện vào tuyến, dù thực tế sáng vào chiều ra nhưng phòng trường hợp lạc đường hay bị kẹt qua đêm, ba lô của anh em bao giờ cũng thủ sẵn nước uống, bánh mì, lương khô, sang hơn thì có thêm xúc xích, trứng luộc; thuốc nam trị rắn cắn, cả thuốc trị vắt. Chân ai cũng quấn chặt xà cạp để chống vắt, côn trùng và rắn độc”, ông Thiệu nhớ lại.
Bác Trần Tịnh, một công nhân cơ khí trực tiếp thi công tuyến cáp treo, cho biết năm 2007 ông tham gia đoàn khảo sát Bà Nà và năm 2008 thì bắt đầu làm công trình. Bác Tịnh vốn sinh ra và lớn lên ở thành phố nên chưa bao giờ phải chịu khổ và không hình dung nổi những vất vả, gian truân khi tham gia thi công tuyến cáp treo đầu tiên lên đỉnh Bà Nà. “Hàng ngày, chúng tôi mang theo ba lô, mì tôm rồi tay cuốc, tay rựa vào rừng. Đến những đoạn dốc cao lại phải lấy cuốc đào, khoét thành hốc để đặt chân bước đi. Đêm rừng mưa, bạt dột, đành mắc võng nằm chịu trận. Nhiều anh em đã rơi nước mắt, mồ hôi và cả xương máu mới làm được tuyến cáp treo số 1 đó”, bác Tịnh nhớ lại.
Ngày 25/3/2009, tuyến cáp treo đầu tiên lên đỉnh Bà Nà chính thức đi vào vận hành. Tuyến cáp treo đi vào hoạt động đã “khai sinh” khu du lịch Bà Nà Hills được mệnh danh “Đường lên tiên cảnh”. Với 94 cabin, công suất phục vụ 1.500 khách/giờ, tuyến cáp có tổng vốn đầu tư lên tới gần 300 tỷ đồng đã rút ngắn thời gian di chuyển lên khu vực đỉnh Bà Nà chỉ còn 20 phút, thay vì vài giờ đồng hồ đi bộ hoặc di chuyển bằng ô tô theo đường rừng núi ngoằn nghèo, hiểm trở như trước.
Kể từ ngày khánh thành tuyến cáp treo đầu tiên, Sun Group vẫn không ngừng đầu tư vào Bà Nà. Trước khi có “hiện tượng Cầu Vàng”, tổ hợp giải trí trên đỉnh núi này đã là thương hiệu chính yếu của du lịch miền Trung. Sau “hiện tượng Cầu Vàng” với hơn 200 bài báo quốc tế và hình ảnh cây cầu lấp lánh trong mây tràn ngập mạng xã hội khắp hành tinh, Việt Nam chính thức có một biểu tượng du lịch mới.
Ông Nguyễn Văn Bình, Chủ tịch Sun Group vùng miền Trung chia sẻ, trong 2 năm đại dịch Covid-19, du lịch trong nước và thế giới đứng yên nhưng Sun Group vẫn âm thầm đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng để có những sản phẩm mới ở Bà Nà. “Cổng Thời Gian, Lâu đài Mặt Trăng, Thác Thần Mặt trời, rạp phim airship, các show diễn quy mô... đều đã đưa vào phục vụ du khách mùa hè năm nay. Cuối năm 2022 và năm 2023, sẽ tiếp tục có thêm những công trình khác ra mắt du khách”, ông Nguyễn Văn Bình cho biết.
Ông Cao Trí Dũng - Chủ tịch Hội Du lịch TP. Đà Nẵng, nhận định khu du lịch Bà Nà do Tập đoàn Sun Group đầu tư đã làm thay đổi diện mạo của Đà Nẵng. “Trước đây thành phố đã khai thác nhưng do quy mô nhỏ lẻ, manh mún và không tạo được thương hiệu rõ nét cho Đà Nẵng. Từ khi có nhà đầu tư lớn, Bà Nà thực sự mới trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn, có sức hút của du lịch Đà Nẵng. Bà Nà là một trong những yếu tố giúp cho Đà Nẵng thu hút khách bền vững nhiều năm vừa qua, ông Cao Trí Dũng nói.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.