'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
“Bước ngoặt” pháp lý
Ngành phân bón Việt Nam là ngành đầu vào quan trọng cho sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến người nông dân. Vì vậy, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách điều tiết, bình ổn thị trường, hỗ trợ người nông dân trong việc tiếp cận nguồn phân bón.
Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất trước sự cạnh tranh của phân bón ngoại nhập cũng đã được ban hành trong những năm gần đây.
Tuy nhiên, kể từ cuối năm 2014 đến nay, ngành phân bón đã trải qua những biến động lớn khi chính sách thuế GTGT đối với mặt hàng phân bón thay đổi.
Cụ thể, phân bón được chuyển từ diện chịu thuế GTGT 5% sang không chịu thuế GTGT theo Luật 71/2014/QH13 (Luật 71) tạo ra những khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước.
Do việc thay đổi chính sách thuế này, các doanh nghiệp sản xuất nội địa không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào, làm tăng giá thành sản xuất, từ đó đội giá sản phẩm phân phối ra thị trường và người nông dân chính là đối tượng chịu thiệt hại.
Một tính toán của Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho thấy, khi phân bón chuyển sang diện không chịu thuế GTGT, giá thành phân đạm tăng 7,2% - 7,6%; phân DAP tăng 7,3% - 7,8 %, phân supe lân tăng 6,5% - 6,8%; phân NPK và hữu cơ tăng từ 5,2% - 6,1%... so với áp dụng thuế 5% như trước đây.
Bên cạnh đó, theo tính toán của Hiệp hội, tính từ năm 2015 đến 2019, thuế GTGT không được khấu trừ tính vào chi phí của 11 doanh nghiệp phân bón lớn là 3.646 tỷ đồng. 2 doanh nghiệp là công ty con của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) là Công ty cổ phần DAP và Công ty cổ phần DAP số 2 chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, xấp xỉ 1.000 tỷ đồng.
Đó là chưa kể phần thuế GTGT không được khấu trừ tính vào tổng mức đầu tư, tăng nguyên giá tài sản cố định.
Như vậy, lý do không áp thuế GTGT đối với mặt hàng phân bón là nhằm giảm gánh nặng cho nông dân, nhưng kết quả thực tế đã cho thấy tác dụng trái ngược.
Chờ đợi sửa luật
Sau nhiều năm kiến nghị, tháng 4/2020, Vinachem tiếp tục có văn bản gửi Hiệp hội Phân bón Việt Nam, đề nghị Hiệp hội kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính khẩn trương báo cáo Quốc hội xem xét, sửa đổi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về Thuế (Luật số 71/2014/QH13) theo hướng đưa phân bón vào đối tượng chịu thuế GTGT với mức thuế suất là 0% - 5%.
Ông Bùi Thế Chuyên, Phó tổng giám đốc Vinachem phân tích, khi đưa phân bón vào đối tượng chịu GTGT với mức thuế 0%, các sản phẩm phân bón được bán với giá trước thuế cộng với thuế GTGT (bằng 0). Nghĩa là số tiền thuế GTGT đầu ra doanh nghiệp nộp cho Nhà nước là 0 đồng và doanh nghiệp được hoàn thuế GTGT đầu vào. Điều này làm giảm giá thành sản xuất, cũng như tạo cơ hội giảm giá phân bón cho khách hàng.
Trong trường hợp đưa phân bón vào đối tượng chịu thuế GTGT với mức thuế suất 5%, doanh nghiệp nộp thuế GTGT đầu ra cho nhà nước và vẫn được hoàn thuế GTGT đầu vào. Như vậy sẽ không làm tăng chi phí sản xuất của doanh nghiệp, không tăng giá bán phân bón cho nông dân.
“Việc giải quyết kiến nghị trên không đòi hỏi Nhà nước, doanh nghiệp phải bỏ tiền hỗ trợ doanh nghiệp phân bón trong thời điểm đại dịch hoành hành, mà chỉ là điều chỉnh chính sách để hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty phân bón trong nước bình đẳng với phân bón nhập khẩu”, ông Chuyên chia sẻ.
Chia sẻ ví dụ cụ thể, bà Nguyễn Thị Hiền, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, HOSE: DCM) cho biết, hiện nay, trong cơ cấu giá thành của DCM, thuế GTGT không được khấu trừ ước tính 300 - 400 tỷ đồng/năm. Nếu áp dụng thuế suất GTGT đầu ra 0% thì DCM sẽ giảm được chi phí đầu vào từ 300 - 400 tỷ đồng/năm. Nếu áp lại mức thuế GTGT đầu ra là 5%, DCM sẽ tiết giảm chi phí được khoảng 160 tỷ đồng/năm.
Như vậy, trong cả 2 trường hợp đưa phân bón vào đối tượng chịu thuế GTGT với mức thuế suất là 0% và 5%, phân bón sản xuất trong nước không phải tăng chi phí sản xuất bất hợp lý, trở nên bình đẳng hơn trong mối quan hệ kinh doanh với phân bón nhập khẩu.
Thực tế, trong những năm qua, việc đưa phân bón ra khỏi diện chịu thuế GTGT đã tạo điều kiện cho phân bón nhập khẩu xâm nhập sâu hơn vào thị trường nội địa nhờ nhiều lợi thế.
Theo số liệu thống kê, tháng 1/2015, ngay sau khi Luật 71 có hiệu lực thì sản lượng phân bón nhập khẩu tăng lên đột biến, urea nhập khẩu tăng 77%, DAP nhập khẩu tăng 8,5 lần so với tháng 1/2014. Từ năm 2015 đến nay, mỗi năm Việt Nam nhập khẩu hơn 4 triệu tấn phân bón, trị giá khoảng 1,3 tỷ USD.
Sau nhiều năm các doanh nghiệp phân bón kiến nghị sửa Luật, trong tháng 8/2020, Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình đã giao Bộ Tài chính trình Chính phủ xem xét để tháo gỡ vướng mắc về thuế suất thuế giá trị gia tăng theo chỉ đạo tại Thông báo 80/TB- VPCP ngày 18/6/2020, trong đó cần nêu rõ sự cần thiết, hiệu quả kinh tế, bảo đảm sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước và doanh nghiệp nhập khẩu. Tuy nhiên, chưa rõ thời gian nào Bộ Tài chính sẽ hoàn tất và trình Chính phủ.
Nguy cơ tụt hậu
Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Nga là những quốc gia dẫn đầu về sản lượng sản xuất các loại phân bón trên toàn thế giới. Trong đó, Trung Quốc là quốc gia dẫn đầu về sản lượng phân bón với tỷ trọng 25,6%.
Tại nhiều quốc gia, chính sách thuế GTGT đối với mặt hàng phân bón đều theo hướng bảo vệ người nông dân, đảm bảo giá thành phân bón ở mức thấp. Chẳng hạn, Trung Quốc đang áp thuế GTGT đối với nguyên liệu đầu vào của ngành phân bón vào khoảng 13%; mức thuế đối với sản phẩm phân bón như ure, DAP, NPK vào khoảng 9%, giảm khoảng 1% so với năm trước đó.
Tại các quốc gia phương Tây, phân bón thường không được loại trừ bất kỳ nghĩa vụ thuế nào so với các sản phẩm khác.
Đáng chú ý, khi giá thành sản phẩm phân bón trong nước tăng lên vì quy định không tính thuế GTGT, mặt hàng phân bón nhập khẩu nhờ vậy nhanh chóng tràn vào thị trường khi có lợi thế về giá.
Cụ thể, phân bón nhập khẩu, đặc biệt là phân bón nhập từ Trung Quốc được hưởng các ưu đãi tại quốc gia quê nhà, tiếp tục được hưởng ưu đãi thuế suất xuất khẩu phân bón 0%, được khấu trừ toàn bộ thuế GTGT cho nguyên vật liệu, dịch vụ sản xuất, khiến giá thành thấp hơn so với phân bón sản xuất tại Việt Nam.
Chưa kể, với việc Việt Nam tuân thủ cam kết của các hiệp định thương mại tự do (FTA), cắt giảm thuế suất nhập khẩu hàng hoá, các doanh nghiệp nước ngoài càng có điều kiện hạ giá phân bón, cạnh tranh với sản phẩm nội địa. Ngành sản xuất phân bón trong nước sẽ bị chèn ép nếu không sớm sửa Luật 71.
Không ít chuyên gia kinh tế và nông nghiệp đã cảnh báo, chính sách thuế có nguy cơ khiến ngành phân bón Việt Nam đi lùi. Nếu không có sự thay đổi về chính sách pháp lý, các doanh nghiệp phải thích nghi với môi trường kinh doanh mới bằng cách như nhập khẩu phân bón về bán, thay vì tập trung đầu tư công nghệ, phát triển sản xuất. Trong dài hạn, công nghệ trong nước trở nên lạc hậu, để lại hệ quả là chất lượng sản phẩm đi xuống, môi trường chịu tổn thương, người dân phải tiêu thụ các sản phẩm phân bón nhập khẩu với chất lượng khó kiểm soát.
Trong khi đó, việc phụ thuộc nguồn cung phân bón từ nước ngoài sẽ khiến nền nông nghiệp và an ninh lương thực của Việt Nam chịu tác động lớn.
Bên cạnh đó, PGS. TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) nhấn mạnh, việc không áp dụng thuế GTGT với ngành phân bón khiến các doanh nghiệp nội địa bất lợi trong cạnh tranh về giá. Nếu vậy, nguy cơ bị loại bỏ, bị đào thải khỏi thị trường là hiện hữu.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.