'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Đối với phương án lựa chọn phát triển điện mặt trời theo trạm biến áp, WB cho rằng cần xác định khả năng tích hợp và giải tỏa công suất nguồn điện mặt trời theo trạm biến áp trên toàn quốc và tổ chức đấu thầu lựa chọn các dự án điện mặt trời đối với từng cụm trạm biến áp phù hợp.
Đối với mô hình công viên điện mặt trời, WB cho rằng cần xác định vị trí có thể phát triển dự án (trên cơ sở khả năng truyền tải của trạm biến áp và đất dành điện mặt trời) và thực hiện các vòng đấu thầu lựa chọn dự án/chủ đầu tư trên cơ sở nhiều hồ sơ đề xuất cho một vị trí.
Tuy nhiên đối với cả hai mô hình này, các chuyên gia đều đề xuất xây dựng nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về đầu tư, về đấu thầu và đối tác công tư (PPP).
Đối với khung pháp lý PPP hiện hành và dự thảo Luật PPP, hiện có một số nội dung phải điều chỉnh để triển khai cơ chế đấu thầu công viên năng lượng mặt trời. Cụ thể, về quy trình và thủ tục đầu tư, Điều 9, Nghị định 63/2018 quy định trình tự thực hiện dự án PPP cần phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi (hoặc báo cáo tiền khả thi) trước khi thực hiện đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư. Trong khi đó, việc đấu thầu dự án điện mặt trời có giá bán điện khi lựa chọn chủ đầu tư, do đó trong giai đoạn lập, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi chưa có giá bán điện thì không thể lập, phê duyệt báo cáo được.
Ngoài ra, việc bố trí ngân sách để chuẩn bị hạ tầng (đường dây, trạm biến áp) ở các tỉnh thuộc về kế hoạch đầu tư công hàng năm/trung hạn, vì thế việc này gặp khó khăn và kéo dài.
Theo Bộ Công Thương, đoàn công tác, tư vấn của WB đã làm việc với các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Phước, Tây Ninh về phương án đấu thầu theo hình thức PPP.
Bên cạnh các vướng mắc quy định pháp lý, các tỉnh cũng nêu khó khăn về nhân lực, nguồn lực để tỉnh thực hiện các công việc đền bù, giải phóng mặt bằng, xây dựng đấu nối hạ tầng điện, nước, giao thông và tổ chức đấu thầu.
Bộ Công Thương cho biết sẽ tiếp tục chỉ đạo để làm rõ hơn cơ chế đấu thầu và sẽ có báo cáo riêng về vấn đề này với Thủ tướng. Trước đó, Bộ nói rằng cơ chế đấu thầu trong phát triển điện mặt trời dự kiến áp dụng sau năm 2021.
Liên quan đến cơ chế đấu thầu điện mặt trời, báo cáo của Bộ Công Thương gửi Thủ tướng mới đây cho hay trên thế giới có khoảng 100 quốc gia sử dụng cơ chế này, trong đó có 50 quốc gia chuyển sang cơ chế đấu thầu trong 2 năm 2017 – 2018.
“Việc sử dụng cơ chế đầu thầu ngày càng tăng do khả năng về chi phí thấp, tính linh hoạt trong thiết kế, có thể điều chỉnh phù hợp với điều kiện và mục tiêu cụ thể của từng quốc gia. Trong giai đoạn 2017 – 2018 đã có 97,5 GW điện được thực hiện đấu thầu, trong đó điện mặt trời chiếm khoảng 55%, điện gió trên bờ chiếm khoảng 32%, điện gió ngoài khơi được thực hiện đấu thầu ngày càng tăng”, báo cáo viết.
Nói về cơ chế giá FIT, Bộ Công Thương cho rằng các nước trên thế giới đều bắt đầu phát triển thị trường năng lượng tái tạo bằng chính sách hỗ trợ giá cố định (FIT) hợp lý để thúc đẩy mở rộng quy mô thị trường. Sau khi đạt đến quy mô nhất định, mức giá FIT sẽ được đánh giá lại, có thể hạ xuống hoặc chuyển toàn bộ/một phần sang cơ chế mới.
“Trước nguy cơ cao về thiếu điện giai đoạn 2021 – 2023, cần thiết xem xét tiếp tục có cơ chế khuyến khích về giá FIT đối với điện mặt trời trong giai đoạn đến hết năm 2021 nhằm thúc đẩy các dự án đã có trong quy hoạch triển khai đầu tư và một phần các dự án đã đăng ký hoàn tất các yêu cầu về quy hoạch, đấu nối, chuẩn bị dự án và triển khai thi công”, Bộ Công Thương nêu quan điểm.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.