Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Hiện nay, các nhà đầu tư vốn tư nhân ngày càng quan tâm đến ngành năng lượng tái tạo của Việt Nam khi đất nước vốn từ lâu phụ thuộc vào than đá và thủy năng để sản xuất điện, đang tìm kiếm đầu tư vốn tư nhân vào các nguồn năng lượng thay thế.
Theo cuộc khảo sát của Grant Thorton, năng lượng tái tạo nổi lên là một trong những lĩnh vực được ưu tiên đầu tư nhất năm 2019 khi chiếm vị trí thứ ba sau công nghệ tài chính và giáo dục. Theo cuộc khảo sát, tăng trưởng mạnh mẽ khi năm 2018, năng lượng tái tạo đứng trí thứ 10 về lĩnh vực đầu tư hấp dẫn nhất cả nước. Năm nay, lĩnh vực này đứng trên y tế, thương mại điện tử và hậu cần.
Ông Fred Burke, đối tác điều hành của Baker&McKenzie cho biết: “Sản xuất năng lượng được phép sở hữu 100% vốn nước ngoài. Các dự án phong điện và điện mặt trời nói riêng chắc chắn phát triển nhanh - năng động hơn bất kỳ dự án nào tôi chứng kiến suốt 28 năm làm việc tại đây”.
Theo chuyên gia này, Việt Nam đã ban hành chính sách ưu đãi miễn, giảm thuế đối với các dự án năng lượng xanh và công bố kế hoạch phát triển năng lượng quốc gia, nhằm tạo ra các dịch vụ năng lượng hiện đại, bền vững và tin cậy vào năm 2030.
Bình luận về triển vọng của lĩnh vực này, ông Phạm Trọng Thực, nguyên Vụ trưởng Vụ Năng lượng mới và Năng lượng tái tạo, Tổng cục năng lượng, Bộ Công thương (nay là Phó Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Bộ Công thương) cho hay sẽ tập trung vào các công ty sở hữu công nghệ đã được thừa nhận về thủy điện, điện gió, điện mặt trời, năng lượng sinh khối và khí sinh học.
“Mục tiêu của Việt Nam bao gồm tăng tỷ lệ giá trị thiết bị sản xuất trong nước trong lĩnh vực năng lượng tái tạo lên đến 30% vào năm 2020 và 60% vào năm 2030 và có thể xuất khẩu vào năm 2050”, ông Thực nói.
Theo Tập đoàn Tài chính quốc tế (IFC), Việt Nam đang đối mặt với nhu cầu năng lượng ngày càng tăng, tăng 13% mỗi năm kể từ năm 2000 và dự kiến sẽ tiếp tục tăng 8% đến năm 2030.
Vẫn theo ông Thực, mặc dù Quỹ Xúc tiến năng lượng bền vững sẽ được thành lập và hỗ trợ bởi ngân sách nhưng Việt Nam vẫn muốn huy động vốn bên ngoài nhằm hỗ trợ tài chính cho nguồn cung trong tương lai. Theo ước tính của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, hệ thống điện của Việt Nam sẽ cần đầu tư khoảng 10 tỷ USD mỗi năm cho đến năm 2030 để hoàn thành các mục tiêu quốc gia. Vì vậy, thách thức lớn là tìm được những đối tác phù hợp có thể cam kết số vốn khổng lồ này.
Các nhà đầu tư trong lĩnh vực năng lượng xanh của Việt Nam là những nhân tố chủ đạo hơn. Họ bao gồm cả các quỹ đầu tư nhà nước lẫn các nhóm chiến lược tiến hành mua lại hoặc thành lập các liên doanh như Power ASEAN Đức, B.Grimm Power, Trina Solar, Tập đoàn Schletter, Sunseap International, Phát triển năng lượng vùng Vịnh, Phát triển Châu Á InfraCo, Năng lượng tái tạo GE và Doosan Heavy...
Trong khi đó, một số giao dịch đầu tư vốn tư nhân đã ký kết trong lĩnh vực này, bao gồm quỹ của Dragon Capital trong Tập đoàn Năng lượng Pacifico, được đăng tải rộng rãi gần đây, nhà máy năng lượng mặt trời BCG-CME Long An 1 trị giá 48 triệu USD do Quỹ Đầu tư chủ quyền Việt Nam - Oman tài trợ và đầu tư của IFC tại Phong Điền, trang trại điện mặt trời tư nhân nối lưới đầu tiên của Việt Nam.
Các công ty đầu tư tư nhân cũng đã bắt đầu xem xét các cơ hội trong ngành này. VinaCapital, công ty quản lý tài sản trong nước trị giá 1,8 tỷ USD, cho biết đang xem xét các cơ hội trong lĩnh vực này ngay cả khi cho đến nay họ chưa ký kết bất kỳ thỏa thuận năng lượng tái tạo nào.
IFC và Quỹ năng lượng sạch Armstrong S.E. đầu tư vào Phong Điền, được phát triển bởi Công ty Cổ phần Điện Gia Lai, với 18% cổ phần năm 2016. Nhà máy có công suất 35 megawatt đang phát điện với sản lượng khoảng 60 triệu kWh/giờ, đủ để cấp điện cho khoảng 35.000 gia đình mỗi năm.
Bộ phận đầu tư của Ngân hàng Thế giới cũng đã đầu tư 75 triệu USD vào trái phiếu Công ty điện AC Energy của Philippines. Công ty này sẽ phát triển các dự án năng lượng mặt trời và gió tại Việt Nam, với tổng công suất lên tới 360MW. Đầu tư tư nhân vào năng lượng tái tạo dự kiến sẽ sớm tăng lên khi Macquarie Capital, tập đoàn Australia có lịch sử đầu tư vào lĩnh vực này, đang thành lập văn phòng tại Việt Nam. Văn phòng sẽ “chịu trách nhiệm nghiên cứu các dự án năng lượng tái tạo quy mô lớn, đặc biệt là các dự án năng lượng mặt trời, gió ngoài khơi và gió duyên hải cũng như các dự án năng lượng đốt rác thải”,
Tuy nhiên, hầu hết các nhà đầu tư tài chính vẫn chưa đẩy mạnh hoạt động vì lĩnh vực này vẫn đang ở giai đoạn đầu tăng trưởng và chưa chứng kiến lối ra cho năng lượng tái tạo. Ngoài ra, chính sách giá điện hỗ trợ cũng là vấn đề lớn.
Báo cáo của McKinsey&Company nêu: “Để đủ điều kiện hưởng chính sách giá điện hỗ trợ hiện nay, các dự án năng lượng mặt trời được phê duyệt phải hoạt động thương mại vào cuối năm 2020. Quy định này tạo ra “khe cửa hẹp” cho các công ty tiến hành dự án”.
Thỏa thuận mua bán điện ở Việt Nam không thể thế chấp ngân hàng cho năng lượng tái tạo, cấp vốn, đặc biệt là đầu tư nước ngoài gặp nhiều thách thức hơn, báo cáo cho biết thêm. “Thỏa thuận mua bán năng lượng tái tạo hiện tại là lựa chọn “chấp nhận hoặc không”, làm hạn chế khả năng của các nhà phát triển dự án để bù đắp các rủi ro lớn của dự án”, báo cáo của McKinsey & Company nhận định.
“Chính phủ đã khuyến cáo, đến năm 2023, Việt Nam có thể đối mặt với tình trạng thiếu điện mỗi năm lên tới 12 triệu megawatt/giờ. Tình thiếu hụt có thể bắt đầu ngay năm tới”, IFC cho biết. Dựa trên dữ liệu lịch sử sẵn có, đầu tư hằng năm vào năng lượng tái tạo trong giai đoạn 2011-2015 chưa được 300 triệu USD, nhưng tăng đáng kể lên 682 triệu USD trong năm 2016. Theo UNDP, tổng các khoản đầu tư vào lĩnh vực này tại Việt Nam đạt gần 2,4 tỷ USD vào năm 2016.
Năm ngoái, mạng lưới phát triển đã khảo sát 13 người sẵn sàng rót vốn đầu tư vào năng lượng tái tạo của Việt Nam, bao gồm 200 triệu USD tài sản và 7 tỷ USD nợ. Bên cạnh một số công ty phát triển đã được cấp vốn, SolarBK, GIC Corporation và Tân Hoàn Cầu là một vài tên tuổi mở đường phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.