Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Việt Nam là quốc gia có tiềm năng năng lượng tái tạo (NLTT) đa dạng và dồi dào, có thể khai thác và phát triển các nguồn NLTT như điện mặt trời, điện gió, điện sinh khối… Việc ưu tiên đẩy mạnh phát triển NLTT sẽ giúp đảm bảo an ninh năng lượng, giảm phụ thuộc vào nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch, giảm ô nhiễm, bảo vệ khí hậu, sức khỏe cộng đồng.
Theo chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên, việc ưu tiên phát triển những ngành NLTT dựa trên nền tảng công nghệ cao sẽ giúp giải quyết được một vấn đề rất cơ bản, đó không chỉ là vấn đề giá cả mà còn là vấn đề môi trường. Đặc biệt, Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 vừa được ban hành cũng đã nhấn mạnh đến ưu tiên phát triển hợp lý nguồn NLTT.
Là một lĩnh vực giàu tiềm năng với dư địa phát triển lớn, thời gian vừa qua NLTT đã thu hút sự tham gia của nhiều “ông lớn” trên thị trường như BIM Group, Thành Thành Công, Bitexco…
Tuy nhiên, để đầu tư có hiệu quả lại không phải câu chuyện dễ dàng. Theo ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, suất vốn đầu tư vào NLTT không hề nhỏ khi phải tính cả chi phí cho hệ thống invertor, ngưng biến, kết nối điện lưới quốc gia, nhất là khi các thiết bị hầu hết đều phải nhập ngoại hoàn toàn vì Việt Nam không sản xuất được.
Đặc biệt, công nghệ và kỹ thuật để khai thác tối đa hiệu quả cũng là bài toán khiến các nhà đầu tư phải “đau đầu”. Nói các khác, ngoài hiểu thị trường, nhà đầu tư phải có đủ tiềm lực tài chính để đầu tư dài hạn, chiến lược đầu tư dài hơi, năng lực kỹ thuật, công nghệ cao thì mới làm được.
Trong bối cảnh có không ít doanh nghiệp tham gia sớm và cũng dừng “cuộc chơi” sớm ở “địa hạt” năng lượng do không đủ năng lực và tiềm lực, thì Tập đoàn T&T Group của bầu Hiển (doanh nhân Đỗ Quang Hiển) mặc dù “đến sau” nhưng lại đang cho thấy tham vọng đưa năng lượng trở thành lĩnh vực cốt lỗi của Tập đoàn khi liên tiếp triển khai hàng loạt các dự án điện mặt trời, điện khí LNG, điện rác...
Có thể kể đến như Trung tâm Điện khí LNG Sơn Mỹ 3&4 (Bình Thuận) có tổng công suất phát điện 3.000 MW; Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng (Quảng Trị) có quy mô gần 120 ha với tổng vốn đầu tư khoảng 4,4 tỷ USD; Trung tâm nhiệt điện khí hóa lỏng LNG, Bến chuyên dụng và kho khí hóa lỏng LNG - Cái Mép Hạ (Bà Rịa – Vũng Tàu) với tổng vốn đầu tư gần 6 tỷ USD, tổng công suất hóa khí đạt 9 triệu tấn/năm; công suất phát điện tăng 6.000MW; nhà máy đốt rác phát điện Xuân Sơn (Hà Nội) có công suất phát điện 15,5MW…
Ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn T&T Group phát biểu tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Trị về đề xuất đầu tư dự án Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng.
Đặc biệt, nhà máy điện mặt trời Phước Ninh - dự án năng lượng, môi trường nằm trong chuỗi các dự án năng lượng sạch của T&T Group được xây dựng tại Ninh Thuận – “thủ phủ” năng lượng tái tạo của cả nước có tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng, quy mô 65,8ha, công suất 45MWP, áp dụng công nghệ hiện đại, kỹ thuật tiên tiến hàng đầu thế giới gồm các tấm pin quang điện (Sharp) công suất 395Wp/tấm; hệ thống Inverter chuỗi cho hiệu suất cao (98%); máy biến áp nâng áp 110 kV - 40 MVA do Liên danh Sharp – NSN cung cấp, sau gần 4 tháng thi công đã chính thức khánh thành và hòa vào lưới điện quốc gia vào ngày 22/6/2020. Nhà máy sẽ cung ứng cho lưới điện quốc gia 75 triệu kwh mỗi năm.
“Nhà máy điện mặt trời Phước Ninh khánh thành thể hiện sự quyết tấm của Chính phủ, của các Bộ, ngành, của tỉnh Ninh Thuận cũng như của Tập đoàn T&T Group đối với sự phát triển năng lượng tái tạo”, thứ trưởng Bộ Công thương Cao Quốc Hưng nhấn mạnh.
Sự kiện nhà máy điện mặt trời Phước Ninh khánh thành và đi vào vận hành không chỉ có ý nghĩa với ngành điện quốc gia khi cung ứng một phần nguồn điện phục vụ cho đời sống - sản xuất, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, tiếp tục đóng góp vào chiến dịch năng lượng tái tạo đang được Chính phủ đặc biệt quan tâm và được cộng đồng các quốc gia trên thế giới hưởng ứng mạnh mẽ, mà còn đánh dấu cột mốc quan trọng trong chiến lược đầu tư vào lĩnh vực năng lượng của Tập đoàn T&T Group nói riêng; thể hiện uy tín, tiềm lực và vị thế của doanh nghiệp đa ngành hàng đầu Việt Nam, đồng thời từng bước hoàn thành mục tiêu đưa T&T Group hướng tới Top 30 thương hiệu lớn của khu vực châu Á.
Trong bối cảnh ngành điện đang phải đối mặt với những áp lực không nhỏ khi nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng, nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất điện đang dần cạn kiệt, việc Tập đoàn T&T Group đẩy mạnh đầu tư trong lĩnh vực năng lượng và bắt tay hợp tác với các đối tác quốc tế như Tập đoàn Sharp (Nhật Bản), Tập đoàn Gen X Energy, Tổ chức USAID VLEEP (Mỹ)…để ứng dụng các thành tựu, kinh nghiệm, công nghệ, kỹ thuật hiên đại, tiên tiến trên thế giới vào triển khai dự án không chỉ là dấu hiệu tích cực, mang lại cơ hội lớn cho việc phát triển năng lượng ở Việt Nam mà còn cho thấy tầm nhìn chiến lược và đầu tư bài bản của T&T Group.
Với định hướng phát triển của mình, T&T Group đang nỗ lực rất lớn trong việc góp phần giải bài toán năng lượng quốc gia, như đại diện Tập đoàn chia sẻ: “T&T Group mong muốn góp phần chung tay bảo vệ môi trường, chống biến đối khí hậu, hỗ trợ an ninh năng lượng quốc gia, cùng với Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam xây dựng nguồn năng lượng bền vững cho tương lai đất nước”.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.