'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Bất cập về đầu tư
Theo báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải, vùng ĐBSCL hiện có 4.718,8km quốc lộ, 2.030km đường tỉnh, 72.852km đường huyện và giao thông nông thôn, bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn. Về đường thủy nội địa, với trên 13.000km, được phân bổ đồng đều là lợi thế lớn của cả vùng, tuy nhiên đường biển kết nối với đường sông, hiện chưa phát huy được lợi thế do một số cửa biển bị bồi lắng.
Về hàng không, hiện có 2 cảng hàng không quốc tế Cần Thơ, Phú Quốc, cùng với sân bay Rạch Giá và Cà Mau với năng lực khai thác 5,05 triệu lượt hành khách, đáp ứng được nhu cầu vận tải đến sau năm 2020, nhưng so với công suất thiết kế, việc khai thác còn hạn chế…
Với hệ thống giao thông nêu trên, từ năm 2010- 2015, tổng khối lượng vận tải toàn vùng đạt khoảng 4.657,23 triệu lượt khách và 468,25 triệu tấn hàng hóa, tốc độ tăng trưởng bình quân lần lượt đạt là 4,4%/năm và 4,9%/năm. Nhưng tổng thể phát triển các loại hình giao thông trong thời gian qua còn bất cập, chưa tính đến yếu tố lợi thế.
Bất cập này đã được Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chỉ rõ: Trong gần 48.000 tỷ đồng đầu tư các công trình đưa vào sử dụng trong 5 năm vừa qua, ĐBSCL còn nặng về đầu tư cho đường bộ (89%), đường thủy chiếm tới 70% của cả nước nhưng chỉ được đầu tư 1,7%, vì thế 70-80% hàng hóa giao thương đến các tỉnh, thành trong nước và trung chuyển để xuất khẩu ra nước ngoài phải vận chuyển bằng đường bộ, dẫn đến tăng chi phí, giảm sức cạnh tranh".
Xã hội hóa đầu tư
Hạ tầng giao thông vùng ĐBSCL tuy đã được tăng cường đầu tư trong những năm gần đây, nhưng vẫn vẫn còn là điểm nghẽn (điểm yếu) do xuất đầu tư thường cao gấp đôi so với các vùng khác và nguồn vốn từ ngân sách lạ có hạn.
Để khai thác thế mạnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và lợi thế kinh tế vùng ĐBSCL, kết nối hạ tầng giao thông và hệ thống logistics của vùng ĐBSCL đang cần có bước đột phá, bởi lĩnh vực này còn yếu, việc liên kết vùng chưa được chú trọng để thu hút đầu tư, phát triển…
Do vậy, theo kế hoạch đầu tư trung hạn kết cấu hạ tầng giao thông ĐBSCL được Bộ CTGT trình tại hội nghị, giai đoạn 2016-2020, ĐBSCL cần hơn 91.000 tỷ đồng để đầu tư (trong đó ngân sách Nhà nước hơn 28.000 tỷ, còn lại là vốn ODA và xã hội hóa) cho các dự án hạ tầng giao thông. Theo đó, lĩnh vực đường bộ sẽ có 39 dự án với tổng vốn 73.000 tỷ đồng (ngân sách Nhà nước 24.900 tỷ, vốn xã hội hóa hơn 12.800 tỷ, vốn ODA 23.600 tỷ); đường biển 22 dự án khoảng 18.000 tỷ đồng; đường thủy nội địa 14 dự án, tổng mức đầu tư hơn 11.000 tỷ và đường hàng không hơn 1.700 tỷ đồng.
Kế hoạch là vậy, nhưng việc bố trí vốn đang là vấn đề nan giải. Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Hữu Chí, trong số hơn 28.000 tỷ đồng vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho các dự án giao thông (2016-2020), hiện chỉ mới cân đối được khoảng 3.700 tỷ đồng. Nhưng ông cũng khuyến nghị "cái gì cũng đưa vào vốn ODA là không được đâu" mà phải tính đến việc đầu tư có hiệu quả, có sự chỉ đạo của Chính phủ.
Cũng vị vậy, nhiều ý kiến tại hội nghị cho biết, việc xây dựng kế hoạch huy động nguồn lực phát triển kết nối hạ tầng giao thông và hệ thống logistics vùng Tây Nam Bộ giai đoạn 2016 - 2020, cần lựa chọn được các dự án giao thông trọng điểm có tính ưu tiên, nhằm giảm thiểu tình trạng đầu tư dàn trải, lãng phí trong bối cảnh vốn đầu tư công ngày càng giảm.
Ông Nguyễn Văn Thể - Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng, nguyên Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, đề xuất rằng việc đầu tư tuyến cao tốc Trung Lương - Cần Thơ là cực kỳ cần thiết. Hiện mới đầu tư 14.000 tỷ đồng cho tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận với mỗi bên hai làn xe, nếu đảm bảo xe lưu thông tốt thì cần thêm 14.000 tỷ đồng nữa, trong khi tuyến cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ tới thời điểm vẫn chưa khởi công.
Vì vậy giải quyết tâm tư của ĐBSCL thì phải đầu tư hoàn chỉnh tuyến cao tốc TP.HCM - Cần Thơ, và xem đây là ưu tiên số một trong tất cả các nguồn vốn cần ưu tiên đầu tư cho giao thông Vùng ĐBSCL, ông Thể nói.
Theo ông Thể, ngoài tuyến đường cao tốc và quốc lộ 1 có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, trong giai đoạn tới cũng cần đầu tư nhanh cầu Đại Ngãi để thông tuyến quốc lộ 60. Bởi, việc này ngoài rút ngắn thời gian vận chuyển 2 tiếng đồng hồ với các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang đến với TP.HCM, còn nhằm giảm 1/3 áp lực cho quốc lộ 1…
Nhu cầu đầu tư kết nối hạ tầng giao thông và hệ thống logistics của vùng ĐBSCL không chỉ giải quyết nhu cầu ngắn hạn mà còn là hướng chiến lược mở rộng giao thương hàng hóa ra khu vực và trên thế giới, thúc đẩy phát triển bền vững KT-XH.
Qua các ý kiến ghi nhận tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ mong muốn các bộ, ngành, địa phương và các nhà đầu tư tiếp tục hiến kế và đề xuất các cơ chế, chính sách phù hợp để huy động hiệu quả nguồn lực cho phát triển hạ tầng của khu vực. Đồng thời, yêu cầu các địa phương nghiên cứu, trao đổi và thống nhất giải pháp huy động nguồn lực đối với các dự án giao thông trọng điểm của vùng Tây Nam Bộ, trong đó cần ưu tiên vốn đầu tư đến năm 2020..
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.