'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
TiffSon, một công ty chuyên cung cấp giải pháp xử lý hàng tồn kho (Any Exchange) bằng phương pháp trao đổi hàng hóa, dịch vụ - vừa gửi công văn đến Cục Hàng không Việt Nam đề nghị được phối hợp xử lý máy bay Boeing B727-200 bị bỏ quên 12 năm tại sân bay Nội Bài.
Trong công văn, doanh nghiệp này đề nghị trao đổi chiếc máy bay Boeing B727, số hiệu XU-RKJ lấy hàng hóa thuộc sở hữu của công ty. Chiếc máy bay Boeing B727-200 mang tên Air Dream thuộc Hãng Hàng không Royal Khmer Airlines (RKA), số hiệu đăng ký XU-RKJ.
Máy bay này bị bỏ tại sân bay Nội Bài trong khoảng thời gian 12 năm tính từ ngày 1/5/2007 đến nay.
Ủy ban Nhà nước về Hàng không dân dụng của Campuchia đã có thông báo việc giấy chứng nhận người khai thác máy bay (AOC) của RKA đã bị thu hồi và máy bay B727-200 này đã bị xóa đăng ký quốc tịch Campuchia.
Do đó, hiện nay Cục Hàng không là đơn vị được xử lý chiếc máy bay này theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Công ty TiffSon đưa ra các loại hàng hóa sẽ được sử dụng để đổi lấy chiếc máy bay bao gồm bia, rượu, bánh kẹo và một số hàng hóa khác thuộc sở hữu của doanh nghiệp này.
Đại diện Công ty TiffSon cho rằng giải pháp hàng đổi hàng giúp các doanh nghiệp có thể tận dụng được nguồn sản phẩm do chính họ sản xuất, giúp giải phóng một lượng hàng tồn, tiết kiệm tiền mặt.
Về phía cơ quan chủ quản, đơn vị sở hữu chiếc máy bay cũ cũng có thể sử dụng các sản phẩm đổi được phục vụ cho các hoạt động của mình tại các điểm kinh doanh thương mại ở sân bay hay địa điểm khác.
Cùng với đó, chiếc Boeing B727-200 sẽ không phải nằm phơi nắng, phơi sương vô nghĩa ở sân bay Nội Bài mà sẽ được khai thác, sử dụng với mục đích kinh doanh, tạo ra nhiều giá trị thương mại khác.
CEO TiffSon cũng hiến kế về việc sửa chữa, khai thác chiếc máy bay cũ. Theo đó Boeing B727-200 sẽ được sơn lại theo thiết kế. Vỏ ngoài máy bay có thể sẽ được dùng để quảng cáo thương hiệu, nhân vật, sản phẩm. Bên trong có thể sẽ trở thành một quán cà phê hay một nhà hàng.
Nếu đạt được các thỏa thuận với đơn vị chủ quản, doanh nghiệp sẽ lên kế hoạch di dời máy bay về một khu vui chơi hay khu vực kinh doanh của tư nhân nào đó. Chuyên gia xử lý hàng tồn kho nhấn mạnh, thực tế Boeing B727-200 là một vật thể mang tính đặc thù, đặc biệt. Nếu biết khai thác hết các tiềm năng, đây sẽ là một địa điểm kinh doanh độc đáo, giá trị.
Về phía Cục Hàng không, đơn vị này cho biết vấn đề xử lý chiếc máy bay Boeing B727-200 đang được báo cáo Chính phủ, Bộ GTVT để xin ý kiến. Cục Hàng không cũng đã đề xuất giao cho Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACVACV0.0%) xử lý đối với chiếc máy bay.
Theo Cục Hàng không, hiện có nhiều doanh nghiệp xin đề nghị phối hợp để đưa ra giải pháp xử lý đối với chiếc máy bay. Tuy nhiên Cục vẫn đang chờ ý kiến chỉ đạo từ Chính phủ và Bộ GTVT.
Đại diện Cục Hàng không cho biết phương án bàn giao cho ACV còn bởi do Cục Hàng không không có đủ điều kiện, chức năng để thực hiện xác định giá khởi điểm của tài sản cũng như bán đấu giá. Theo Cục, phương án thuê một đơn vị định giá độc lập thì kết quả sẽ rơi vào tình trạng "thu chẳng đủ bù chi".
Xem thêm >>> Máy bay 'vô chủ' 12 năm tại sân bay Nội Bài vẫn chưa rõ phương án xử lý
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.