'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Bộ Công Thương vừa có văn bản tổng hợp ý kiến góp ý và tiếp thu, giải trình đối với hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Điện lực (sửa đổi) gửi Bộ Tư pháp.
Nêu ý kiến với hồ sơ xây dựng Luật Điện lực, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Công Thương nghiên cứu quy định theo hướng xác định rõ phạm vi độc quyền nhà nước trong lĩnh vực lưới điện truyền tải và phạm vi khu vực tư nhân được phép đầu tư nhưng vẫn đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về an ninh, an toàn điện lực.
Điều này nhằm đẩy mạnh việc thu hút các nguồn lực đầu tư của các thành phần kinh tế phù hợp với các quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư, giảm áp lực đầu tư đối với nguồn vốn Nhà nước đồng thời tạo tính đồng bộ, thống nhất với các văn bản pháp luật khác.
Cũng theo Bộ Công Thương, các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước được vận hành lưới điện truyền tải "do mình đầu tư xây dựng”.
"Luật Điện lực không quy định phạm vi độc quyền nhà nước trong đầu tư lưới điện truyền tải", Bộ Công Thương khẳng định.
Theo cơ quan này, yếu tố giá truyền tải là vấn đề chính để thu hút các nhà đầu tư tư nhân tham gia đầu tư lưới điện truyền tải.
Theo quy định Luật Quy hoạch, sau khi Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia được phê duyệt, Bộ Công Thương sẽ lập Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó, có xác định danh mục dự án gồm sử dụng vốn đầu tư công, dự án sử dụng vốn khác ngoài đầu tư công.
Do đó, Bộ Công Thương cho rằng không chỉ riêng dự án lưới điện truyền tải mà tất cả các dự án điện (gồm nguồn và lưới) sẽ cần đánh giá trên cơ sở nguồn lực của Nhà nước (thông qua các tập đoàn/DNNN) và các tiêu chí khác (nếu có) để xác định các dự án nào do Nhà nước hay tư nhân thực hiện trong thời kỳ quy hoạch nhằm đáp ứng các yêu cầu về an ninh, an toàn điện lực.
Báo cáo đánh giá tác động của dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi), Bộ Công Thương thừa nhận vẫn còn tồn tại bù chéo trong giá bán điện giữa các nhóm khách hàng sử dụng điện (giữa hộ sản xuất và kinh doanh, giữa hộ tiêu thụ điện cùng tính chất sử dụng ở các cấp điện áp khác nhau, giữa các bậc thang trong biểu giá sinh hoạt); giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn; giữa khu vực nối lưới điện quốc gia và khu vực nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo nơi chưa nối lưới điện quốc gia do áp dụng giá bán điện thống nhất toàn quốc.
Song, cơ quan này cho rằng việc bù chéo trong giá điện là cần thiết để đảm bảo người dân ở mọi miền tổ quốc có quyền tiếp cận và sử dụng điện năng, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, vùng khó khăn.
Tuy nhiên, Nghị quyết số 55-NQ/TW cũng đã nêu định hướng phát triển năng lượng quốc gia, theo đó “không thực hiện bù chéo giá điện giữa các nhóm khách hàng, giữa các vùng miền”.
Vì vậy, Luật Điện lực định hướng sửa đổi, bổ sung quy định về chính sách giá điện liên quan đến bù chéo, theo đó sẽ giảm dần tiến tới xóa bỏ bù chéo giữa các nhóm khách hàng, giữa các vùng, miền.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.