Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Làn sóng Covid-19 trong thời gian qua đã làm tê liệt nhiều hoạt động kinh doanh, sản xuất, hàng nghìn doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản, cùng với đó là việc thiếu nguồn nhân lực sau dịch Covid-19 tại các tỉnh, thành phố lớn.
Dịch bệnh Covid-19 lần thứ 4 đã ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế Việt Nam, khiến tăng trưởng GDP quý III giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức giảm sâu nhất từ trước đến nay.
Nhân ngày Doanh nhân Việt Nam, VietnamFinance đã có cuộc trò chuyện với ông Trần Đức Vinh, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Trần Anh Long An (Trần Anh Group) về những khó khăn và hướng đi của doanh nghiệp sau dịch Covid-19.
- Trải qua khủng hoảng Covid-19 kéo dài gần 2 năm và khủng khiếp nhất là làn sóng dịch lần thứ 4, Trần Anh Group chịu tác động ra sao, thưa ông?
Ông Trần Đức Vinh: Có thể nói Trần Anh Group khá may mắn vì "sức khỏe" vẫn tốt sau 4 lần dịch Covid-19 bùng phát. Tác động của dịch bệnh quá mạnh lên toàn bộ nền kinh tế nói chung và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói riêng.
Trong đợt bùng phát lần thứ 4, Trần Anh Group buộc phải đóng băng toàn bộ hệ thống trong vòng hơn 3 tháng. Gây tổn thất về doanh thu cũng như nguồn nhân lực. Tuy nhiên, hiện tại Trần Anh Group đã hoạt động trở lại và vẫn tiếp tục đưa ra thị trường những sản phẩm bất động sản chất lượng.
Dù vậy, các dự án của Trần Anh Group có phần chậm lại trong công tác xây dựng nhưng không ảnh hưởng nhiều, vì hầu hết các dự án của tập đoàn đã hoàn thiện đến 90%. Nếu so với năm ngoái, chắc chắn kết quả kinh doanh quý III/2021 của chúng tôi không đạt do quý III gần như chúng tôi không hoạt động được gì.
- Theo ông, "di chứng" nặng nề nhất mà doanh nghiệp của mình phải đối diện sau khi "cơn bão" Covid-19 quét qua là gì?
Theo tôi, "di chứng" nặng nề nhất mà doanh nghiệp bất động sản phải đối diện sau "cơn bão" Covid-19 quét qua chính là nguồn nhân lực. Sự khủng hoảng về nhân sự hậu Covid-19 trong doanh nghiệp bất động sản đang diễn ra khá mạnh mẽ, nguyên nhân đến từ việc nhiều nhân sự đã di chuyển về quê và "mắc kẹt" lại, thời gian kéo dài khiến họ chọn ở lại quê để tìm công việc mới.
Ngược lại ở phía doanh nghiệp, hành trình tìm ứng viên cũng mất một khoảng thời gian và cần thêm một khoảng thời gian nữa để đào tạo cũng như làm quen môi trường. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo đó cũng sẽ chậm lại một nhịp.
- Những chính sách cần thiết nhất cho doanh nghiệp thời điểm này là gì, theo quan điểm của ông?
Tính đến thời điểm này, việc di chuyển giữa các vùng là khá khó khăn, do đó chúng tôi mong muốn việc lưu thông sẽ sớm được giải quyết, khơi thông việc dẫn khách hàng đi xem sản phẩm. Thứ hai, doanh nghiệp luôn mong muốn nhận được những chính sách ưu đãi về lãi suất từ phía ngân hàng trong việc hỗ trợ, kết nối khách hàng vay vốn.
- Nền kinh tế đang dần "mở cửa" trở lại, Trần Anh Group đã chuẩn bị kế hoạch và giải pháp kích cầu nào sau dịch?
Hiện phía Trần Anh Group đã lên kế hoạch kinh doanh để phù hợp với thị trường 3 tháng cuối năm. Có thể một số kênh trước dịch thường áp dụng nay đã không còn phù hợp. Do đó, chúng tôi áp dụng những kế hoạch bán hàng theo hình thức online nhiều hơn, nhằm giữ an toàn tốt nhất cho khách hàng cũng như nhân viên. Bởi hiện tại, mở cửa lại kinh tế không có nghĩa đã loại bỏ hoàn toàn dịch bệnh mà là sống chung với dịch. Chúng tôi có thể sẽ phải đẩy mạnh hơn để bù lại khoảng thời gian bị đóng băng vừa qua.
Chúng tôi nghĩ rằng, ít nhất trong quý IV/2021, việc thị trường bất động sản mở cửa trở lại sẽ đón nhận nhiều thách thức nhiều hơn là cơ hội. Tuy nhiên, thị trường bất động sản vẫn là kênh đầu tư an toàn được các nhà đầu tư quan tâm.
Đối với phía người mua ở, chúng tôi nhận thấy nhu cầu bắt đầu xuất hiện nhiều hơn ở vùng ven thành phố. Đây có thể nói là "khẩu vị mới" xuất hiện khi dịch Covid-19 diễn ra.
Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.