'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo số liệu từ Tổng cục Du lịch, Trung Quốc là thị trường lớn nhất của du lịch Việt Nam. Trong năm 2019, trong tổng số hơn 18 triệu lượt khách quốc tế đến, có hơn 5,8 triệu lượt khách đến từ nước này, chiếm hơn 32,2%.
Trong tháng 1/2020, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước tính đạt 1.994,1 nghìn lượt, tăng 16,6% so với tháng trước và tăng 32,8% so với cùng kỳ năm trước.
Khách đến từ châu Âu tháng 1 ước tính đạt 259,2 nghìn lượt người, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó khách đến từ Liên bang Nga, Anh, Pháp, Đức đều tăng; riêng Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan giảm.
Khách đến từ châu Mỹ tháng 1 ước tính đạt 125,4 nghìn lượt, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2019, chủ yếu là khách đến từ Hoa Kỳ. Khách đến từ châu Úc và châu Phi lần lượt tăng 7,1 và 22% so với cùng kỳ năm trước.
Trong tháng, khách quốc tế đến nước ta từ châu Á đạt 1.543,9 nghìn lượt, chiếm 77,4% tổng số khách quốc tế, tăng 39,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khách đến từ hầu hết các thị trường chính như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia, Thái Lan đều tăng; riêng khách đến từ Hồng Kông giảm.
Riêng thị trường Trung Quốc đạt 644,7 nghìn lượt người, tăng 72,6%. Hiện nay, Trung Quốc là thị trường du lịch lớn nhất của Việt Nam và đang trong mùa cao điểm đón khách.
Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, thu nhập của các hộ gia đình Trung Quốc tăng vọt trong những năm qua, tạo điều kiện cho người dân nước này du lịch nước ngoài nhiều hơn. Số du khách Trung Quốc ra nước ngoài tăng từ 20 triệu vào năm 2003 lên đến 150 triệu vào năm 2018.
Du khách Trung Quốc chi tiêu khoảng 258 tỷ USD mỗi năm ở nước ngoài, theo Tổ chức Du lịch Quốc tế, gấp đôi mức chi tiêu của du khách Mỹ. Do đó, các nền kinh tế của các quốc gia du lịch dễ bị "tổn thương" khi số lượng du khách Trung Quốc đột ngột sụt giảm.
Theo thông cáo phát đi từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch đã có yêu cầu tạm dừng tổ chức các đoàn khách du lịch đến những tỉnh thành Trung Quốc đang có dịch hoặc có người mắc bệnh dịch. Tổng cục Du lịch cũng ra thông báo không đón khách du lịch từ vùng có dịch vào Việt Nam.
Việc này khiến ngàng du lịch Việt Nam đang chịu nhiều ảnh hưởng. Nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch ở Nha Trang, địa điểm tập trung rất đông khách Trung Quốc, thừa nhận sụt giảm doanh thu nghiêm trọng.
Tại các thành phố như Đà Nẵng, nhiều nhà hàng, khách sạn đã từ chối phục vụ người Trung Quốc. Một số nơi cho biết nhân viên còn không chịu đi làm nếu phải phục vụ người đến từ quốc gia này.
Theo ông Đào Trọng Tùng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp lữ hành đón khách Trung Quốc tại Khánh Hòa, nỗi lo về virus corona từ Vũ Hán như là một tai nạn trong nghề nghiệp đối với những người làm du lịch.
"Hiện nay, các doanh nghiệp đối mặt với nhiều vấn đề phải giải quyết, như công nợ phải giải quyết với các nhà cung cấp dịch vụ; nhân viên... Sau khi dập được dịch thì khả năng phục hồi lượng khách như cũ cũng phải mất một thời gian dài", ông Tùng nói thêm.
Hiện tại, chưa có câu trả lời cụ thể về mức thiệt hại của cả ngành du lịch khi Trung Quốc cấm người dân đi du lịch nhưng doanh nghiệp đều có chung nhận định là sẽ rất lớn vì thị trường này chiếm khoảng 1/3 trong tổng cơ cấu khách quốc tế của Việt Nam và thời điểm hiện tại đang trong mùa cao điểm đón khách.
Trong quá khứ, ngành du lịch nhiều địa phương đã từng lao đao do vắng khách du lịch từ Trung Quốc.
Mặc dù bị ảnh hưởng, tuy nhiên, việc này à điều bất khả kháng và việc tạm ngừng đưa đón khách đến từ Trung Quốc là cần thiết để thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh cúm từ virus corona mới; mặc dù không chỉ du lịch mà nhiều ngành khác cũng sẽ bị ảnh hưởng lớn.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.