Dịch Covid-19 đã ‘tàn phá’ sản xuất công nghiệp của Việt Nam như thế nào?
V.Chi -
29/02/2020 16:14 (GMT+7)
(VNF) – Theo Tổng cục Thống kê, dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực khá mạnh đến hoạt động sản xuất công nghiệp. Do đó, tính chung 2 tháng đầu năm 2020, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) chỉ tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn nhiều mức tăng 13,7% của cùng kỳ năm 2018 và 9,2% của cùng kỳ năm 2019.
Sự suy giảm thể hiện ở mọi ngành của sản xuất công nghiệp. Cụ thể, ngành chế biến, chế tạo tăng 7,4% (cùng kỳ năm trước tăng 11,4%), đóng góp 6 điểm % vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 8,4% (cùng kỳ năm trước tăng 9,3%), đóng góp 0,7 điểm %;
Ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 4,9% (cùng kỳ năm trước tăng 6,4%), đóng góp 0,1 điểm %.
Ngàng khai khoáng còn tệ hơn khi giảm 3,7% (cùng kỳ năm trước giảm 3,5%), làm giảm 0,6 điểm % trong mức tăng chung.
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên nguồn nguyên liệu đầu vào nhập khẩu từ Trung Quốc phục vụ sản xuất một số ngành công nghiệp bị giảm sút so với thời điểm trước khi có dịch.
Trong các ngành công nghiệp cấp II, một số ngành có chỉ số sản xuất 2 tháng giảm hoặc tăng thấp so với cùng kỳ năm trước như: khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 8,6%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa giảm 5,2%; sản xuất xe có động cơ giảm 4,8%; sản xuất đồ uống giảm 3,1%;
Sản xuất thiết bị điện giảm 2,9%; sản xuất trang phục tăng 0,2%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 0,9%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 4,6%; sản xuất giường, tủ, bàn ghế tăng 4,9%.
Những ngành ngành có chỉ số sản xuất 2 tháng tăng cao so với cùng kỳ năm trước gồm: khai thác quặng kim loại tăng 25,4%; in, sao chép bản ghi các loại tăng 19,4%; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 18,6%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 14,8%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 13,4%; khai thác than cứng và than non tăng 10,4%.
Về sản phẩm, các sản phẩm công nghiệp chủ yếu 2 tháng đầu năm 2020 tăng thấp hoặc giảm so với cùng kỳ năm trước gồm: giày, dép da tăng 2,1%; alumin tăng 1,5%; thép cán tăng 1,2%; phân u rê tăng 0,8%; quần áo mặc thường tăng 0,7%; xe máy giảm 0,5%; thức ăn cho gia súc giảm 0,8%; sắt, thép thô giảm 4,7%; dầu thô khai thác giảm 8,1%; phân hỗn hợp NPK giảm 9,8%; bia giảm 9,9%; ô tô giảm 11,5%; đường kính giảm 11,8%; tivi giảm 16,1%.
Các sản phẩm tăng cao gồm: linh kiện điện thoại tăng 28,9%; thép thanh, thép góc tăng 28,8%; điện thoại di động tăng 25,5% (điện thoại thông minh tăng 3,2%); bột ngọt tăng 18,1%; than tăng 10,3%; vải dệt từ sợi tự nhiên tăng 8,9%; điện sản xuất tăng 8,6%; xăng dầu các loại tăng 8,3%; sơn hóa học tăng 7,3%.
(VNF) - Chưa bao giờ chợ trung tâm Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) lại rơi vào cảnh đìu hiu như hiện nay. Hàng loạt kiot tại các chợ lớn đóng cửa, khách vào chợ lèo tèo, người bán hàng phần lớn ngồi chơi smart phone