'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Tại buổi làm việc với Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam và 31 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu trong bối cảnh nguồn cung xăng dầu tại TP. HCM và phía Nam bị gián đoạn, ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), thông tin, tổng nguồn xăng dầu tối thiểu năm 2022 được Bộ Công Thương giao cho các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu thực hiện tổng cộng là 20.722.039 m3/tấn xăng dầu các loại.
Cụ thể, ông Đông cho biết lượng xăng là 8.138.000 m3 (trong đó nhập khẩu 834.000 m3); dầu diesel 11.342.000 m3 (trong đó nhập khẩu 3.585.000 m3); dầu Mazut 400.000 tấn (nhập khẩu 400.000 tấn); dầu hỏa 30.000 m3 (nhập khẩu 30.000 m3)...
Cũng theo ông Đông, cuối tháng 2/2022, Bộ Công Thương giao sản lượng nhập khẩu xăng dầu tăng thêm trong quý II năm 2022 cho các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu để bù đắp sản lượng thiếu hụt do nguồn cung xăng dầu trong nước không đạt kế hoạch, bảo đảm đủ nguồn xăng dầu cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và phục hồi kinh tế đất nước.
Theo báo cáo tổng hợp từ các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, các thương nhân đã thực hiện tổng nguồn xăng dầu mặt đất (xăng, diesel, dầu hỏa, dầu mazut) trong 9 tháng đầu năm 2022 đạt khoảng 17.238.335 m3/tấn.
Tuy nhiên, ông Đông cho rằng, một số thương nhân không thực hiện huy động tổng nguồn tối thiểu được giao là Công ty TNHH sản xuất - thương mại Hưng Phát; Tổng công ty thương mại Sài Gòn - TNHH một thành viên; Công ty cổ phần nhiên liệu Phúc Lâm (mặt hàng diesel); Công ty TNHH xăng dầu Giang Nam; Công ty TNHH Trung Linh Phát (mặt hàng xăng); Công ty cổ phần Phúc Lộc Ninh.
Về nguyên nhân dẫn đến việc đứt gãy nguồn cung ở một số địa bàn, đặc biệt là quý III/2022, ông Bùi Ngọc Bảo, Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam, cho biết doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn về vấn đề chi phí, đặc biệt là chi phí hoạt động lưu thông của xăng dầu, giúp hàng hóa được bán ra thị trường từ thương nhân phân phối đến cửa hàng bán lẻ. Chi phí này đã được áp dụng suốt từ năm 2014 đến nay và chưa được sửa đổi dù đã kiến nghị đề xuất nhiều lần và theo quy định phải rà soát hàng năm.
Đối với chi phí tạo nguồn, là các chi phí đã được quy định tại các Nghị định 83, 95, chi phí này bao gồm giá cả thế giới, premium (phần bù), phụ phí, chi phí đưa hàng từ nước ngoài về, kể cả chi phí nhập từ các nhà máy lọc dầu trong nước. Đây là vấn đề rất mới, bắt đầu thực hiện trong năm 2022. Đơn cử, đối với chi phí đưa xăng dầu từ Nhà máy về cảng và premium trong nước, đáng lẽ phải được áp dụng từ 11/7, nhưng đến 11/10 mới được áp dụng, chậm đến 3 tháng, dẫn đến trong quý III, các doanh nghiệp lấy hàng trong nước thiếu tới 600 đồng/lít xăng.
Trong khi đó, chi phí nhập khẩu dù đã được điều chỉnh nhưng thời gian vừa qua, chi phí này lại biến động tăng rất cao, việc điều chỉnh nhưng không sát thực tế nên các doanh nghiệp lỗ trong quý III tại khâu tạo nguồn khoảng hơn 2.000 tỷ đồng. Đây chính là lý do các doanh nghiệp rất ngần ngại vì lỗ rất lớn.
“Đặc biệt, trong quý III, chi phí tạo nguồn ở nước ngoài về, theo tính toán, doanh nghiệp chịu lỗ tới 650 đồng/lít xăng. Các chi phí đó doanh nghiệp phải chịu để thực hiện theo đúng nhiệm vụ chính trị phân phối xăng dầu được giao”, ông Bảo nói.
Tại cuộc họp, ông Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Công Thương, cho biết giữa tháng 10 vừa qua đã xảy ra hiện tượng thiếu hụt xăng dầu cục bộ tại một số khu vực, nguyên nhân bởi khan hiếm nguồn cung trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt là nhập khẩu nguyên liệu thô từ nước ngoài.
Cùng với đó là do biên độ dao động của giá xăng dầu lên xuống thất thường gây rủi ro cho doanh nghiệp; các loại chi phí định mức, tuy đã được điều chỉnh nhưng vẫn chưa được cập nhật để phản ánh thực chất và đầy đủ; hạn mức tín dụng thấp và tỷ giá đồng đô la liên tục tăng cao gây khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn.
“Bất kể là doanh nghiệp nào, nếu lần một, khi kiểm tra, không thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của mình thì sẽ bị xử phạt hành chính. Đến lần thứ hai khi kiểm tra vẫn vi phạm thì sẽ phạt nhiều hơn theo qui định của pháp luật và nếu tiếp tục vi phạm các quy định trong Nghị định 95 trong 2 năm thì không chỉ xử phạt hành chính mà còn thu hồi giấy phép”, ông Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh.
Do đó, ông Diên đề nghị thời gian tới, các doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp đầu mối phải bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho cả nước trong mọi hoàn cảnh; phải thực hiện ít nhất bằng kế hoạch sản lượng đã cam kết và động viên các doanh nghiệp nâng công suất để đáp ứng nhu cầu nguồn cung tại các nhà máy sản xuất trong nước.
“Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, mặt hàng kinh doanh có điều kiện, nên trong mọi tình huống dù giá cao, giá thấp, dù rủi ro cao hay thấp, chúng ta đều phải thực hiện đầy đủ, nghiêm túc chức năng, nhiệm vụ của mình. Đó là bảo đảm cung ứng đầy đủ sản lượng được phân giao từ đầu năm, bổ sung điều chỉnh trong tháng 2 và kế hoạch điều chỉnh tháng 10”, ông Diên đề nghị.
Đồng thời, ông Diên yêu cầu các doanh nghiệp đầu mối lên kế hoạch sản xuất, nhập khẩu, hợp đồng mua bán cụ thể, chi tiết cho từng tuần, từng tháng, hàng quý và cả năm theo kế hoạch phân giao của Bộ Công Thương.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.