'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Khi nhắc đến 4 dự án nhà ga, nhà máy thép, nhà máy điện ở khu công nghiệp (KCN) Cái Lân, TP. Hạ Long, người dân ở đây đều tường tận về vị trí của từng dự án. Hiện diện hàng chục năm trên các khu “đất vàng” của thành phố nhưng cả 4 dự án không thể vận hành. Hàng loạt máy móc thiết bị phơi nắng, phơi mưa nay trở thành đống sắt vụn.
Ga Hạ Long được khởi công từ 5/2005 và đưa vào sử dụng từ 10/2014, với tổng vốn đầu tư 1.510 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu chính phủ. Nhà ga này được đánh giá đạt chuẩn quốc tế, hệ thống hạ tầng thuộc dạng bề thế nhất nhì miền Bắc, nằm trong dự án tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân do Bộ GTVT làm chủ đầu tư với tổng số vốn lên đến 7.663 tỷ đồng, hứa hẹn là “cung đường vàng” kết nối các tỉnh vùng Đông Bắc với Thủ đô Hà Nội.
Nhưng từ khi đi vào hoạt động cho đến nay, Ga Hạ Long gần như không có hàng hóa và khách. Mỗi ngày, ga này chỉ đón và tiễn duy nhất một đoàn tàu 4 toa, cũ kỹ được nhập từ Trung Quốc những năm 60. Toàn bộ nhà ga được xây mới khang trang và có rất nhiều phòng ban, nhưng tất cả đều cửa đóng then cài.
Ga Cái Lân nằm gần cảng biển và quốc lộ 18A, thuộc dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân dài 130 km bằng nguồn trái phiếu Chính phủ, với tổng vốn khoảng 7.000 tỷ đồng. Nhưng từ lúc khánh thành (năm 2014) đến nay, nhà ga này chỉ duy nhất 1 lần đón chuyến hàng 10 nghìn tấn thép từ Thái Nguyên về cảng và đóng cửa im lìm cho đến nay.
Cách đấy không xa, năm ngay bên bờ vịnh Cửa Lục, cụm nhà máy Điện - Thép được tập đoàn Vinashin khởi công xây dựng vào năm 2003 với tổng vốn đầu tư lên đến hơn 3.000 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ và vốn vay ngân hàng. Cụm nhà máy này được xem như “con át chủ bài” trong ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam. Nhưng gần chục năm nay, cụm nhà máy này đang “chết dần, chết mòn” trong KCN Cái Lân.
Ngay khi ra mẻ thép đầu tiên (5 nghìn tấn), nhà máy đã phải đóng cửa vì Tập đoàn Vinashin rơi vào “vòng đáo tụng đình” và cũng từ đó đến nay nhà máy cán thép này hoàn toàn tắt ngúm. Từ 250 công nhân làm việc, giờ chỉ còn vài người bảo vệ. Mới đây, nhà máy phải cho một công ty trộn bê tông thuê đất ngay trong khuôn viên để lấy tiền trả lương cho bảo vệ.
Nằm ngay cạnh nhà máy cán thép là nhà máy điện Cái Lân với công suất 40MW, có tổng vốn đầu tư hơn 900 tỷ đồng. Nhà máy có 6 tổ máy, nhiệm vụ chính là cấp điện cho nhà máy cán thép.
Sau 2 năm hoạt động cầm chừng, đến năm 2009 nhà máy điện Cái Lân chính thức ngừng hoạt động vì khó khăn về vốn lưu động. Nhưng thực tế máy móc, thiết bị của nhà máy điện này được mua lại từ một nhà máy điện cũ của Trung Quốc vào những năm 70. Máy móc thiết bị cũ kỹ, hỏng hóc và không có phụ tùng thay thế, cộng với sản lượng điện sản xuất chỉ được một nửa công suất thiết kế nên khó phục vụ cho nhà máy cán thép và cụm công nghiệp.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.