'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Nếu để nói điều gì là ấn tượng nhất trong bức tranh ngân hàng 9 tháng đầu năm thì không gì hơn là chuyện Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank) bị Techcombank và VPBank "soán ngôi" về lợi nhuận. 9 tháng qua, lãi trước thuế của MBBank ở mức 2.788 tỷ đồng, thấp hơn con số 2.864 tỷ đồng của Techcombank và 3.145 tỷ đồng của VPBank.
Bản thân việc MBBank trước đây luôn có lợi nhuận lớn hơn đáng kể Techcombank và VPBank, nhưng nay lại bị "vượt mặt" đã là một điểm đáng chú ý. Nhưng đi sâu hơn, lại có hai điểm khác khiến sự "soán ngôi" này trở lên đáng chú ý hơn rất nhiều.
Điểm thứ nhất là MBBank sở hữu nguồn lực tài chính lớn hơn đáng kể Techcombank và VPBank. Tính đến hết ngày 30/09/2016, vốn chủ sở hữu của MBBank lên đến 25.734 tỷ đồng, chỉ đứng sau 3 "cây đại thụ" Vietcombank, VietinBank và BIDV xét trong nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần.
Trong khi đó, vốn chủ sở hữu của Techcombank tính đến hết ngày 30/09/2016 "chỉ" là 18.742 tỷ đồng, còn của VPBank là 15.781 tỷ đồng.
Điểm thứ hai là MBBank là một ngân hàng kiểu nhà nước, vì cổ đông của ngân hàng này chủ yếu là các đơn vị nhà nước. Có chăng chỉ khác so với "tam trụ" Vietcombank, VietinBank, BIDV ở chỗ, Ngân hàng Nhà nước không phải là cổ đông của MBBank.
Theo báo cáo quản trị 6 tháng đầu năm 2016, MBBank đang được sở hữu bởi nhóm các doanh nghiệp quân đội, trong đó tiêu biểu là Tập đoàn Viễn thông Quân đội - Viettel (14,75 %), Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam (7,83%) và Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn (7,52%). Ngoài ra, SCIC cũng đang sở hữu 9,83% cổ phần của MBBank.
Điểm gây ấn tượng ở đây là, Techcombank và VPBank là hai ngân hàng tư nhân, vừa thua kém về nguồn lực tài chính cũng như nền tảng danh tiếng so với MBBank, lại vượt MBBank về lợi nhuận. Vậy rốt cục, điều gì đang cản bước MBBank?
Không khó để thấy được vì sao lợi nhuận của MBBank lại tụt lại so với Techcombank và VPBank. Bởi trong suốt nhiều năm trở lại đây, lợi nhuận của MBBank tăng trưởng không đáng kể, trong khi lợi nhuận của Techcombank và VPBank tăng trưởng vùn vụt qua các năm, giờ không những đã đuổi kịp mà còn vượt mặt MBBank.
Nhưng không phải cứ tăng trưởng nhanh là tốt, không phải cứ tăng trưởng không đáng kể là chậm chạp, điều này còn tùy thuộc vào tiến trình phát triển của từng ngân hàng và cả triết lý quản lý của ban lãnh đạo. Tuy nhiên, đối với trường hợp của MBBank, nhiều số liệu cho thấy ngân hàng này đã quá thận trọng so với bình thường.
Hãy so sánh MBBank và Techcombank trong năm 2015 để thấy MBBank thận trọng ra sao. Nhưng trước hết, có 2 lý do dẫn đến sự so sánh này. Một là, những thành quả lợi nhuận của năm 2016 phần lớn không đến từ các khoản tín dụng, đầu tư trong năm 2016 mà là đến từ các năm trước đó, trong đó quan trọng nhất là năm 2015. Hai là Techcombank được lựa chọn là ngân hàng đem ra so sánh với MBBank thay vì VPBank, bởi VPBank là trường hợp khá đặc thù khi tăng trưởng nhanh là do dựa nhiều vào hoạt động cho vay tiêu dùng thông qua công ty tài chính (FE Credit).
Đầu tiên là so sánh về tỷ lệ phân bổ tiền gửi khách hàng vào hoạt động tín dụng. Năm 2015, dư nợ tín dụng của MBBank chiếm khoảng 66% tiền gửi khách hàng. Trong khi đó, con số này của Techcombank là 78%. Thông thường, tỷ lệ này ở mức 80% là hợp lý, thậm chí nhiều trường hợp còn hơn 100%, trên 90% là phổ biến, chứ rất ít khi ở mức 66% như MBBank.
Tỷ lệ này càng nhỏ, nghĩa là ngân hàng càng thận trọng trong kinh doanh, "không dám" dồn nhiều tiền vào hoạt động tín dụng – vốn là hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng, mà lại dành lượng lớn tiền vào các kênh đầu tư an toàn hơn, đồng nghĩa với ít sinh lời hơn.
Chẳng hạn như trường hợp của MBBank, trong năm 2015, ngân hàng này đã mua tới 46.760 tỷ đồng chứng khoán đầu tư, trong đó chủ yếu là trái phiếu Chính phủ và trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh. Đồng thời, ngân hàng này còn gửi tiền và cho các tổ chức tín dụng khác vay tiền với số lượng tổng cộng lên đến 28.658 tỷ đồng.
Thứ hai là so sánh về cơ cấu dư nợ tín dụng. Dư nợ tín dụng ngắn hạn của MBBank chiếm tới 52% tổng dư nợ tín dụng trong năm 2015, trong khi con số này của Techcombank ở mức khoảng trên dưới 30%. Thông thường, tỷ lệ này dao động trong khoảng 30 – 40%, thậm chí thấp hơn, riêng đối với 3 ngân hàng Vietcombank, VietinBank và BIDV, tỷ lệ này mới trên 50%.
Việc MBBank tập trung hơn một nửa tín dụng là cho vay ngắn hạn một lần nữa cho thấy, ngân hàng này cực kỳ thận trọng trong kinh doanh. Bởi ngân hàng càng tập trung vào cho vay ngắn hạn thì càng giảm thiểu rủi ro thanh khoản, bởi hầu hết các khoản huy động đều là ngắn hạn. Tuy nhiên, đổi lại, lãi suất cho vay ngắn hạn lại thấp hơn lãi suất cho vay trung và dài hạn, do tiềm ẩn rủi ro ít hơn, vì vậy mà sinh lời ít hơn.
MBBank là một ngân hàng thương mại nhà nước, phần lớn tài sản vẫn thuộc sở hữu nhà nước. Điều này rất khác so với các ngân hàng tư nhân như Techcombank, VPBank ở chỗ, nếu MBBank mạo hiểm mà thua lỗ, hoặc gây ra hệ lụy nghiêm trọng, thì ngân hàng này không tránh khỏi liên quan đến chuyện "làm thất thoát tài sản nhà nước".
Không phải ngẫu nhiên mà 4 ngân hàng thương mại cổ phần duy nhất giữ tỷ lệ cho vay ngắn hạn ở mức trên 50% tổng dư nợ tín dụng chính là 4 ngân hàng thương mại nhà nước gồm Vietcombank, VietinBank, BIDV, MBBank. Nhưng MBBank lại phải chịu thiệt thòi hơn, vì nguồn lực tài chính ít nhất, đồng nghĩa với việc khó cạnh tranh nhất, dễ bị "vượt mặt" nhất, và điều đó thực tế đã xảy ra.
Ngoài ra, việc là một ngân hàng thương mại nhà nước đồng nghĩa với việc được thừa hưởng nhiều nền tảng tốt, ví dụ như về tài chính, danh tiếng, mối quan hệ… cũng là lý do khiến sức ì của MBBank lớn hơn các ngân hàng tư nhân.
Tuy nhiên, MBBank cũng không vì thế mà "đứng yên" mãi được. Trong 9 tháng đầu năm 2016, ngân hàng này đã bắt đầu mạo hiểm hơn khi dồn tiền nhiều hơn vào hoạt động tín dụng. Hiện dư nợ tín dụng của ngân hàng này đang chiếm tới 78% tiền gửi khách hàng. Tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn trên tổng dư nợ tín dụng cũng đã bắt đầu giảm xuống dưới 50%. Cứ đà này, liệu MBBank có thể lấy lại "ngôi vị" lợi nhuận đã mất về tay Techcombank và VPBank?
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.