Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Theo cam kết gia nhập WTO, từ năm 2014, nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập doanh nghiệp 100% vốn trong lĩnh vực điều phối logistics. Đây cũng là yếu tố tích cực khiến hoạt động điều phối logistics Việt Nam tiếp cận với xu hướng phát triển của thế giới nhờ thu hút đầu tư nước ngoài.
Tuy còn mới mẻ, song hoạt động điều phối logistics tại Việt Nam cũng đã được chính sách hậu thuẫn. Trong Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ Việt Nam đến năm 2020, logistics đã được coi là yếu tố then chốt để thúc đẩy phát triển sản xuất, phát triển các ngành dịch vụ khác, thúc đẩy lưu thông hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu.
Mới đây, Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên cả nước đến năm 2020, định hướng 2030, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (Quyết định 1012/QĐ-TTg ngày 3/7/2015) đã đặt mục tiêu phát triển ngành logistics Việt Nam đến năm 2020 đạt mức tăng trưởng bình quân 24- 25%/năm, đóng góp khoảng 10% GDP...
Định hướng phát triển ngành logistics đã được xác định, trong đó có việc hình thành dịch vụ trọn gói 3PL (cung cấp các dịch vụ lưu trữ, quản lý hàng hóa, phân phối hàng hóa đến người tiêu dùng…), phát triển thương mại điện tử và quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả, thân thiện.
Theo Hiệp hội Logistics Việt Nam, cả nước hiện có hơn 1.200 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực điều phối logistics, tuy nhiên, chủ yếu chỉ làm đại lý trung gian giao nhận hàng hóa giữa chủ hàng và hãng vận tải, thực hiện các nghiệp vụ kiểm kê, lưu kho quản lý hàng hóa. Chỉ có một số ít doanh nghiệp mở rộng mô hình trung tâm phân phối (cung cấp các dịch vu 3PL) đáp ứng nhu cầu quản lý chuỗi cung ứng. Cho đến nay, vẫn có 80% thị phần điều phối logistics thuộc về các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Doanh nghiệp trong nước phần lớn mới khai thác được vài phân khúc nhỏ là dịch vụ giao nhận hàng hóa, cho thuê kho bãi, làm thủ tục hải quan...
Sự phát triển nhanh lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam thời gian qua đang làm gia tăng nhu cầu lưu trữ và quản lý thông tin hàng tồn kho trong chuỗi cung ứng. Để phát huy lợi thế cạnh tranh, tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi, các doanh nghiệp bán lẻ sẽ gia tăng mức độ thuê dịch vụ logistics. Bên cạnh đó, mô hình thương mại điện tử cũng đang phát triển tại Việt Nam đòi hỏi phải có trình độ lưu trữ và quản lý thông tin hàng hóa nhanh chóng, chính xác.
Hoạt động điều phối logistics có thể tạo ra giá trị gia tăng cho thương mại điện tử thông qua cung cấp dịch vụ xử lý hoàn chỉnh đơn hàng và ứng dụng thuật toán dự báo nhu cầu hàng hóa. Đây là mức độ phát triển cao của điều phối logistics, nhưng các doanh nghiệp Việt Nam hiện vẫn chưa có khả năng cung cấp, phân khúc thị trường này đang nằm trong tay các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có kinh nghiệm như DHL Logistics, FedEx...
Theo thống kê từ dữ liệu Amstrong & Associates, thị trường cung cấp 3PL tại Việt Nam trong năm 2014 ước tính mới chỉ đạt 1,2 tỷ USD, rất thấp so với mức trung bình của thế giới. Cơ hội khai thác phân khúc thị trường này còn rất lớn cho các doanh nghiệp điều phối logistics Việt Nam
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.