'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ mới đây, Hiệp hội Xi măng Việt Nam cho hay, từ 2022, lượng tiêu thụ xi măng liên tục sụt giảm. Năm 2023, tiêu thụ trong nước chỉ bằng 84% so với cùng kỳ 2022; sản lượng xuất khẩu clanhke chỉ bằng 72% so với năm 2022.
Tính đến nay cả nước có 61 nhà máy sản xuất xi măng, tổng công suất khoảng 117 triệu tấn xi măng/năm nhưng tiêu thụ xi măng năm 2023 chỉ đạt khoảng 87,8 triệu tấn, trong đó tiêu thụ xi măng nội địa đạt 56,6 triệu tấn, xuất khẩu 31,2 triệu tấn.
Hiện nay, sản lượng xi măng Việt Nam lớn thứ 3 thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ. Chất lượng xi măng Việt Nam không thua kém bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Ngành công nghiệp xi măng Việt Nam hiện đứng tốp đầu trong các nước ASEAN cùng với Thái Lan. Xi măng Việt Nam sản xuất được hầu hết các loại xi măng phục vụ cho xây dựng, bao gồm cả xi măng cho công trình biển, đảo; xi măng cho bơm trám các giếng khoan dầu, khí; xi măng cho xây dựng các lò công nghiệp làm việc ở nhiệt độ cao,...
Có ưu thế như vậy nhưng ngành xi măng Việt Nam đang đối mặt với khó khăn rất lớn khiến rất nhiều doanh nghiệp xi măng có nguy cơ phá sản hoặc bán một phần nhà máy cho nước ngoài.
Theo VNCA nguyên nhân làm cho các doanh nghiệp xi măng có nguy cơ phá sản đó là thị trường tiêu thụ nội địa rất yếu; các dự án đầu tư công triển khai còn chậm; thị trường nhà ở, bất động sản dường như đóng băng; tỷ lệ các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội triển khai thực tế rất thấp... Cùng với đó là giá nhiên liệu, năng lượng tăng cao, đặc biệt giá than. Sự tăng giá năng lượng kéo theo tăng giá vận tải, trong khi chi phí vận tải của ngành xi măng ảnh hưởng lớn đến giá thành và giá bán sản phẩm.
Một nguyên nhân nữa đó là thuế xuất khẩu clanhke (nguyên liệu để sản xuất xi măng) tăng. Thuế xuất khẩu tăng, cộng thêm việc xuất khẩu clanhke không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng nên các doanh nghiệp xi măng không xuất khẩu được hàng, phải dùng sản xuất. Năm 2023, nhiều nhà máy phải dừng sản xuất nửa năm, có nhà máy dừng 12 tháng.
Để gỡ khó cho các doanh nghiệp sản xuất xi măng, VNCA kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành có giải pháp tăng tiêu thụ nội địa xi măng thông qua sử dụng giải pháp cầu cạn trong đầu tư cao tốc, đặc biệt ở những vùng đất yếu, vùng cần thoát lũ như miền Trung, ĐBSCL.
Ngoài ra, VNCA cũng kiến nghị Chính phủ sớm trình Quốc hội thông qua việc bỏ thuế xuất khẩu đối với clinker, trước mắt nếu chưa bãi bỏ thì giữ nguyên thuế xuất khẩu với clinker 2 năm tới là 5%. Đặc biệt, đề nghị Thủ tướng chỉ đạo các ngân hàng giãn nợ, giảm lãi suất cho các doanh nghiệp xi măng, đồng thời không khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư dự án xi măng tại Việt Nam.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.