'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Sau hơn 30 năm triển khai, chương trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đã đạt được nhiều thành tựu tích cực. Điển hình, Đà Nẵng gần như không còn doanh nghiệp cần cổ phần hóa.
Trao đổi với Tạp chí Đầu tư Tài chính, TS Võ Duy Nghi, giảng viên Viện Quản trị và Công nghệ FSB - Đại học FPT, đánh giá chủ trương cổ phần hoá các DNNN là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn, đem lại lợi ích cho nhà nước và doanh nghiệp. Trước khi có chủ trương này, nhiều DNNN làm ăn thua lỗ, kinh doanh không hiệu quả do bộ máy cồng kềnh, lãnh đạo nhiều DNNN năng lực quản lý yếu kém, thiếu trách nhiệm. Cổ phần hoá DNNN cũng đã cởi trói các doanh nghiệp khỏi các cơ chế cứng nhắc, giúp doanh nghiệp tồn tại, nâng cao năng lực cạnh tranh và đúng vững trên thị trường.
Bên cạnh đó, thông qua cổ phần hoá, ngân sách nhà nước có được nguồn thu rất lớn từ việc bán doanh nghiệp cũng như thu cổ tức từ phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp, từ đó giúp Chính phủ có nguồn lực để đầu tư vào cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế, năng lượng thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển.
Theo vị chuyên gia này, khó khăn lớn nhất trong quá trình cổ phần hoá là vấn đề xác định giá trị doanh nghiệp, trong đó giá trị bất động sản là khâu tốn nhiều thời gian, kéo dài thời gian cổ phần hoá. Khó khăn thứ hai là sự chây ì từ lãnh đạo các doanh nghiệp và các cơ quan bộ ngành chủ quản.
“Tư duy sợ mất quyền lực, lợi ích cá nhân của một số cá nhân lãnh đạo đã làm cho quá trình cổ phần hoá phải kéo dài. Mặt khác, việc giải quyết lao động dôi dư sau cổ phần hoá cũng là vấn đề đau đầu của nhiều doanh nghiệp. Cổ phần hoá đồng nghĩa với tái cấu trúc doanh nghiệp với bộ máy tinh gọn, hiệu quả nên việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động kèm theo các chế độ chính sách với người lao động nghỉ việc là một công việc tốn thời gian”, TS Võ Duy Nghi cho hay.
Lý giải về việc Đà Nẵng hầu như không còn DNNN cần cổ phần hóa, TS Võ Duy Nghi cho rằng nguyên nhân đầu tiên là do số lượng các DNNN ở Đà Nẵng không nhiều, đa phần là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên việc định giá tài sản, tái cấu trúc doanh nghiệp dễ hơn. Đây là một thuận lợi trong quá trình cổ phần hoá.
Bên cạnh đó, nhiều DNNN ở Đà Nẵng có thương hiệu tốt, có lợi thế về thị trường, đất đai nên hấp dẫn các nhà đầu tư.
Cùng với đó, Đà Nẵng là một trong những thành phố đi đầu về chính phủ điện tử, công khai minh bạch thông tin nên ít xảy ra nhũng nhiễu. Đây chính là yếu tố giúp quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp diễn ra nhanh chóng, thuận lợi.
“Bài học ở đây là quyết tâm chính trị của lãnh đạo thành phố và chính lãnh đạo các doanh nghiệp. Phương án tái cấu trúc doanh nghiệp sau cổ phần hoá cũng là một yếu tố giúp nhà đầu tư tin tưởng vào doanh nghiệp. Có thể nói, sự thành công của Đà Nẵng có sự đóng góp hiệu quả của ban chỉ đạo cổ phần hoá doanh nghiệp và các cơ quan chức năng của thành phố trong việc xây dựng phương án tái cấu trúc doanh nghiệp sau cổ phần hoá nhằm thu hút nhà đầu tư”, vị chuyên gia nhận định.
Theo TS Võ Duy Nghi, sau cổ phần hoá, nếu tái cấu trúc doanh nghiệp thành công, các doanh nghiệp sẽ có bộ máy tinh gọn gắn liền với chế độ trách nhiệm, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu rõ ràng hơn nên doanh nghiệp sẽ hoạt động có hiệu quả. Quá trình cổ phần hoá cũng sẽ giúp doanh nghiệp xử lý các tài sản không đóng góp vào hiệu quả chung để sử dụng các nguồn vốn đó phục vụ mục đích đầu tư phát triển doanh nghiệp.
Đặc biệt, sau khi cổ phần hoá, đại hội cổ đông, hội đồng quản trị sẽ là cơ quan cao nhất trong doanh nghiệp sẽ quyết định mọi vấn đề về chiến lược kinh doanh, đầu tư, nhân sự thay vì xin ý kiến của cơ quan chủ quản trước đây nên có thể rút ngắn được thời gian ra quyết định, giúp doanh nghiệp không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh.
Ở góc nhìn rộng hơn, để đẩy mạnh việc cổ phần DNNN trong thời gian tới, TS Võ Duy Nghi cho rằng cần rà soát các quy định pháp lý có liên quan về định giá tài sản, chế độ chính sách cho lao động dôi dư theo hướng tăng quyền lợi cho người lao động ở doanh nghiệp cổ phần hoá, rút ngắn các quy trình định giá tài sản để doanh nghiệp có thể hoàn thành việc cổ phần hoá trong thời gian sớm nhất. Song song với đó, cần có chế tài nghiêm khắc đối với các lãnh đạo doanh nghiệp và lãnh đạo các cơ quan chủ quản nếu để quá trình cổ phần hoá kéo dài mà không có lý do chính đáng.
Sau cổ phần hóa, nhiều doanh nghiệp ở Đà Nẵng đã chủ động trong việc xây dựng kế hoạch, chiến lược sản xuất kinh doanh, thu hút nguồn vốn mới, gắn lợi ích của người lao động, các cấp quản lý với sự phát triển của doanh nghiệp. Công ty Cổ phần Cấp nước Đà Nẵng (Dawaco) là một ví dụ.
Cụ thể, năng lực sản xuất nước của Dawaco đã tăng rõ rệt sau cổ phần hóa. Trong giai đoạn 2018 - 2019, công ty đã triển khai hoàn thành dự án nâng công suất nhà máy nước Cầu Đỏ thêm 60.000m3/ngày (phân kỳ 1), đầu tư và đưa vào vận hành nhà máy nước Hồ Hòa Trung công suất 10.000m3/ngày, lắp đặt các tuyến ống Diuke qua sông Hàn và qua sông Cầu Đỏ, đáp ứng nhu cầu dùng nước cho các quận Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn và một số khu vực phía tây bắc của thành phố. Năm 2020, Dawaco tiếp tục đầu tư nâng công suất nhà máy nước Cầu Đỏ thêm 60.000m3/ngày (phân kỳ 2).
“Do hoạt động theo hình thức công ty cổ phần nên Dawaco đã chủ động hơn rất nhiều trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, rút ngắn được thời gian đầu tư xây dựng các hạng mục cấp nước; chủ động lựa chọn được những nhà thầu xây dựng có năng lực thực sự, lựa chọn công nghệ của những nước tiên tiến với giá cả cạnh tranh nhờ đó đã đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án”, lãnh đạo Dawaco nhấn mạnh.
Đặc biệt, sau cổ phần hóa, Dawaco đã giải quyết được bài toán khó về nhân sự. Công ty đã thực hiện sắp xếp lại lao động và tổ chức bộ máy quản lý chuyên môn hóa, từng bước hoàn thiện cơ cấu tổ chức, giảm tối đa các bất cập, chồng chéo trong xử lý công việc, tạo môi trường làm việc gắn kết, phát huy cao nhất năng suất và hiệu quả làm việc của từng vị trí công việc.
Ngoài Dawaco, tại Đà Nẵng còn nhiều doanh nghiệp sau cổ phần hóa đã phát triển mạnh mẽ, chẳng hạn như Công ty Cổ phần Cảng Đà Nẵng, Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Đà Nẵng.
Theo lãnh đạo Công ty Môi trường Đô thị Đà Nẵng, doanh thu và lợi nhuận tất cả các năm sau cổ phần hóa đều tăng mạnh. Chẳng hạn doanh thu sau 5 năm cổ phần hóa đã tăng gần 42%, lợi nhuận tăng 3,7 lần.
Ngay sau cổ phần hóa, công ty đã đầu tư mua sắm mới phương tiện xe cơ giới chuyên dùng và các công cụ dụng cụ để thu gom, vận chuyển rác thải. Các hoạt động phân tích, đánh giá nhu cầu đầu tư được thực hiện một cách nghiêm túc, bài bản. Các mô hình, giải pháp thu gom rác thải thường xuyên được cải tiến, điều chỉnh. Nhờ đó, trong bối cảnh đô thị mở rộng, khối lượng rác thải sinh hoạt ngày càng gia tăng (từ 695tấn/ngày lên 1.044tấn/ngày), công ty vẫn đảm bảo năng lực xử lý theo yêu cầu.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.