Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Từ khi làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 tại Việt Nam bùng phát, các biện pháp phòng, chống dịch như phong tỏa và giãn cách xã hội đã được nhiều địa phương thực hiện. Trong đó các phương án như “3 tại chỗ”, “1 cung đường 2 điểm đến” được nhiều doanh nghiệp sản xuất trong đó có ngành dệt may áp dụng.
Tuy nhiên, theo chia sẻ của Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) tại Hội nghị Thủ tướng với Doanh nghiệp hồi đầu tháng 8 thì phần lớn các nhà máy may mặc tại các tỉnh phía nam đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 phải đóng cửa do không đủ điều kiện thực hiện quy chế “3 tại chỗ”.
Đối với các doanh nghiệp còn hoạt động được thì việc phải giảm 50-60% số công nhân để thực hiện giãn cách là điều không tránh khỏi. Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết kể từ tháng 6 vừa qua khi dịch bệnh dần lan mạnh ở các tỉnh phía nam, chỉ trong vòng 1 tháng, số lượng lao động tạm thời không thể đi làm của tập đoàn đã lên tới 40.000 người, chú yếu ở khu vực phía nam.
Thực tế rằng, việc thiếu hụt lực lượng lao động sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của các doanh nghiệp dệt may và tác động tiêu cực đến chuỗi sản xuất của toàn ngành.
Trước việc khâu sản xuất gặp khó do tình hình dịch bệnh phức tạp, Bộ Công Thương cho rằng các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng chủ đạo như dệt may và da giày có thể phải đối mặt với nguy cơ rủi ro rất lớn là khách hàng quốc tế sẽ dừng, hủy đơn hàng để chuyển sang nước khác đến khi dịch được kiểm soát. Việc nối lại các mối quan hệ kinh doanh sẽ rất khó khăn và cần có quá trình.
Theo Vinatex, tính đến cuối tháng 6, các đơn vị của tập đoàn đã có đủ đơn hàng hết quý III, đơn hàng quý IV đã có được 75%. Việc không thể tổ chức sản xuất có thể gây ra ảnh hưởng liên hoàn từ giao hàng trễ, khách hàng không tiếp tục đặt hàng cho các tháng 11 và 12, nguy cơ khách hàng chọn nguồn cung cấp khác ít nhất một mùa là rất cao.
Hiện nay, các doanh nghiệp dệt may đang nặng gánh chi phí khi giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, bên cạnh đó lại phát sinh thêm chi phí thiết lập các biện pháp phòng chống dịch, xét nghiệm Covid-19 và chi phí hỗ trợ cho người lao động.
Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và doanh nghiệp dệt may nói riêng thì việc chi phí vận chuyển quốc tế tăng cao đang là điều đáng lo ngại. Cụ thể, theo báo cáo ngành dệt may của Công ty Chứng khoán VNDirect thì chi phí vận tải bằng container đã tăng 3 lần trong 6 tháng đầu năm 2021. Tình trạng thiếu container rỗng cùng chi phí logistics tăng cao sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp dệt may có đơn hàng ODM và OBM.
Cùng quan điểm, Công ty Chứng khoán SSI cho rằng đối với các công ty dệt may, chi phí vận chuyển sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ suất lợi nhuận ròng.
Trước hàng loạt khó khăn mà ngành dệt may đang phải đối mặt, kết quả kinh doanh trong tháng 7 của một số doanh nghiệp đã phần nào cho thấy tác động tiêu cực của dịch Covid-19 đối với ngành hàng này.
Cụ thể, May Thành Công cho biết trong tháng 7, công ty thực hiện làm việc giãn cách nên năng suất lao động mảng may mặc không đạt kế hoạch, biên lợi nhuận gộp không cao so với cùng kỳ. Việc không có đơn hàng khẩu trang và vải kháng khuẩn trong năm 2021 cũng một phần ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty.
Lũy kế 7 tháng năm 2021, trong khi doanh thu của May Thành Công tăng 9% so với cùng kỳ, đạt hơn 95 triệu USD doanh thu (khoảng 2.180 tỷ đồng) thì lợi nhuận sau thuế lại giảm 6%, đạt 5,8 triệu USD (khoảng 132 tỷ đồng).
Về phía TNG, công ty ghi nhận doanh thu và lợi nhuận sau thuế trong tháng 7 đều giảm so với cùng kỳ do tình trạng thiếu hụt vỏ container và cước vận chuyển quốc tế tăng cao.
Theo Chủ tịch Vinatex Lê Tiến Trường, những thành quả của 6 tháng đầu năm hoàn toàn có thể mất đi nếu các giải pháp sáng tạo về sản xuất kinh doanh trong điều kiện có dịch không được triển khai quyết liệt.
Báo cáo về tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại 7 tháng năm 2021 của Bộ Công Thương cho thấy những tín hiệu tích cực về tình hình xuất nhập khẩu ngành hàng dệt và may mặc so với cùng kỳ năm 2020.
Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu ngành hàng này đạt 18,6 tỷ USD, tăng trưởng ở mức 14,1%; kim ngạch xuất khẩu xơ, sợi dệt các loại tăng 43,4%; kim ngạch xuất khẩu vải mành, vải kỹ thuật khác tăng 62,8%.
Kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may, da giày tăng 33,8%; vải các loại tăng 32,9% và bông các loại tăng 27,3%.
Theo dự báo của VITAS, ở kịch bản tích cực, nếu dịch bệnh được kiểm soát vào cuối tháng 8/2021, kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2021 có thể chỉ đạt 33 tỷ USD, giảm 6% so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh tại khu vực phía nam vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp và chưa thể nới lỏng các biện pháp phòng, chống dịch. Các địa phương như Bình Dương, TP. HCM vẫn ghi nhận hàng nghìn ca mắc Covid-19 mỗi ngày.
Về thị trường tiêu thụ, Bộ Công Thương dự báo nhu cầu hàng hóa xuất khẩu vẫn đang khá cao, việc các nước đang triển khai mạnh mẽ tiêm vaccine và mở cửa trở lại đã làm tăng nhu cầu đối với các sản phẩm dệt may, da giày.
Theo Công ty TNHH Chứng khoán Vietcombank (VCBS), xuất khẩu may mặc sang thị trường Mỹ đang dần phục hồi và có nhiều tiềm năng trong tương lai khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung chưa hạ nhiệt. Mỹ là thị trường xuất khẩu may mặc lớn nhất của Việt Nam, thường chiếm hơn 40% giá trị xuất khẩu hàng may mặc nói chung của cả nước.
Theo VITAS, 90 CEO của các nhãn hàng lớn ở Mỹ như Adidas, Nike, New Balance, Coach, Gap,...đã cùng ký vào thư kiến nghị Tổng thống Mỹ Joe Biden tăng tốc viện trợ vaccine cho Việt Nam, trong đó nhấn mạnh Việt Nam là đối tác kinh tế, chuỗi cung ứng quan trọng của Mỹ, đồng thời là nhà cung cấp hàng may mặc, giày dép lớn thứ hai cho thị trường nước này. |
Ở thị trường châu Âu, ngành hàng dệt may của Việt Nam có lợi thế khi hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực từ tháng 8/2020, EU sẽ xóa bỏ thuế quan với 77,3% kim ngạch xuất khẩu trong 5 năm đối với hàng dệt may, 22,7% kim ngạch còn lại sẽ được EU xóa bỏ thuế quan sau 7 năm.
Bên cạnh đó, VNDirect cho rằng Việt Nam có cơ hội giành được thị trường từ các đối thủ cạnh tranh như Ấn Độ và Myanmar trước tình hình dịch bệnh Covid-19 có nhiều diễn biến phức tạp tại 2 đất nước này và tình hình chính trị bất ổn tại Myanmar.
Về các doanh nghiệp dệt may, nhiều đơn vị đã và đang thực hiện đầu tư, mở rộng nhà máy mới, tạo động lực phát triển sau khi dịch bệnh được kiểm soát, cho thấy niềm tin vào triển vọng dài hạn.
Cụ thể, May Thành Công đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng thêm nhà máy may số 2 tại Vĩnh Long với công suất 8,64 triệu sản phẩm/năm, cao hơn nhà máy may số 1 để tăng năng lực sản xuất cho ngành may.
TNG đang tập trung hoàn thiện dự án cụm công nghiệp Sơn Cẩm 1 và nghiên cứu nhiều dự án tiềm năng. Theo tiết lộ của ban lãnh đạo công ty tại ĐHCĐ, cụm công nghiệp này có diện tích 70ha, đã san lấp 42 ha và được cấp phép các ngành trong chuỗi cung ứng dệt may (sản xuất bao bì, dệt may, sợi, nhuộm, giặt…).
Về phía May Sông Hồng, theo báo cáo của VCBS, nhà máy của công ty ở Nghĩa Phong đi vào hoạt động với 2 xưởng may mới, tập trung sản xuất các đơn hàng khó tính với biên lợi nhuận cao hơn.
Số lượng nhân công dự kiến là 2.000 người, công suất của nhà máy này dự kiến đạt 50% vào cuối năm 2021 và 100% trong năm 2022. Theo VCBS, sản lượng của May Sông Hồng dự kiến tăng 15% trong năm 2021 và tăng 20% trong năm 2022.
VCBS cũng cho biết May Sông Hồng đã tìm được các khách hàng lớn khác để thay thế New York & Company, đối tác lớn tuyên bố phá sản vào năm 2020 khiến May Sông Hồng phải trích lập một khoản chi phí dự phòng lớn cùng năm.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.