'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo phản ánh của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu điều, trước diễn biến bất thường của giá điều, các ngân hàng đang khá dè dặt trong việc giải ngân. Một số ngân hàng thậm chí còn không cho vay tiếp khiến các doanh nghiệp chế biến điều lâm vào cảnh khát vốn, phải bán tháo nhân điều xuất khẩu để có dòng tiền.
Ông Đặng Hoàng Giang, Tổng thư ký Vinacas, cho biết hiện có rất nhiều doanh nghiệp, cơ sở chế biến điều đang phải tạm ngưng sản xuất do thiếu vốn và nguyên liệu sản xuất.
Chẳng hạn như tại Long An, hiện có 21/33 doanh nghiệp điều đóng cửa, còn tại Bình Phước có đến 80% cơ sở, doanh nghiệp chế biến điều (chủ yếu là quy mô nhỏ) phải tạm dừng sản xuất.
Tình trạng khó khăn của ngành điều còn thể hiện ở lượng hàng tồn kho suy giảm nghiêm trọng, trong khi giá cả và nhu cầu của thi trường quốc tế vẫn tăng, trung bình khoảng 6%/năm.
Mới đây, các doanh nghiệp điều đã đàm phán lại giá mua nguyên liệu, giảm được từ 150 – 300 USD/tấn. Với mức giá này, doanh nghiệp điều sẽ có lợi thế lớn trong sản xuất. Tuy nhiên, bài toán vốn vẫn đang khiến các doanh nghiệp “giậm chân tại chỗ”.
Theo ước tính của Vinacas, hiện có khoảng 500.000 tấn điều nguyên liệu đang trên đường từ nước xuất khẩu sang Việt Nam hoặc bị kẹt ở kho ngoại quan. Do vậy, ngành điều rất cần các ngân hàng tiếp tục đồng hành, hỗ trợ gói tín dụng khoảng 800 triệu USD để kịp thời lấy hàng phục vụ nhu cầu chế biến xuất khẩu.
Đại diện Vinacas cho biết, đơn vị này sẽ có văn bản kiến nghị Ngân hàng Nhà nước cho phép các ngân hàng thương mại thực hiện gói tín dụng 800 triệu USD phục vụ nhập khẩu nguyên liệu đối với các doanh nghiệp trong ngành.
Vinacas sẽ cung cấp cho các ngân hàng danh sách các doanh nghiệp xuất nhập khẩu uy tín để có căn cứ cho vay (nếu cần).
Đồng thời, Vinacas cũng yêu cầu ngân hàng không can thiệp quá sâu vào nội bộ ngành, nhất là việc khuyên các doanh nghiệp điều “bỏ cọc” nhập khẩu nguyên liệu. Bởi điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp mà còn là uy tín, thương hiệu của ngành điều Việt Nam trên thị trường.
Tính đến hết 6 tháng đầu năm 2018, kim ngạch xuất khẩu điều của cả nước ước đạt gần 1,9 tỷ USD, tăng 25,2% so với cùng kỳ 2017. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu ước trên 750 triệu USD, giảm 40,7% so với cùng kỳ.
Mỹ hiện vẫn là nước nhập khẩu điều lớn nhất của Việt Nam, chiếm 35% thị phần, sau đó là Trung Quốc với 10% thị phần, còn lại là các thị trường khác.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.