Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Vận phải biển "lao dốc"
Trong báo cáo của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) trình Chính phủ cũng nêu rõ: Trong quý I/2020, khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam đạt hơn 159,1 triệu tấn, trong đó hàng container khoảng gần 5,1 triệu Teus, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2019.
Riêng tháng 3/2020, khối lượng hàng qua cảng biển đạt gần 61 triệu tấn, trong đó hàng container đạt hơn 1,9 triệu Teus, tăng lần lượt 9% và 13% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, trái ngược với sự tăng trưởng của hàng hóa, lượng hành khách qua cảng biển lại sụt giảm nghiêm trọng. Cụ thể, trong 3 tháng đầu năm, cảng biển Việt Nam đón 16.473 lượt tàu với tổng lượt hành khách hơn 1,6 triệu người. Ước tính, số lượt tàu giảm 10%, số hành khách giảm 36% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, lượt tàu khách nước ngoài giảm tới 40%.
Riêng tháng 3/2020, tổng số lượt tàu đến cảng Việt Nam là 4.638 lượt với gần 314.000 hành khách. So với cùng kỳ năm 2019, số lượt giảm 35%, số hành khách giảm 30%. Đặc biệt, tàu khách du lịch quốc tế đến cảng trong tháng 3/2020 chỉ có 2 tàu, giảm gần như 100% so với cùng kỳ năm trước.
Ngoài ra, do ảnh hưởng của thị trường Trung Quốc đóng cửa, nên việc khai thác tàu hàng tổng hợp đang hoạt động tuyến nội Á, Đông Nam Á gặp khó khăn. Nhiều chủ tàu đã đưa tàu về Việt Nam khai thác dẫn đến sự cạnh tranh trực tiếp đối với đội tàu nội địa.
Chính vì thế, từ đầu tháng 3/2020, Cục Hàng hải Việt Nam đã có nhiều cuộc họp tổng hợp các ý kiến, doanh nghiệp trình báo cáo Bộ Giao thông vận tải trình Chính phủ có phương án tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị hàng hải trước diễn biến phức tạp khi dịch Covid-19 lan rộng.
Đề xuất miễn nhiều loại phí, lệ phí cho DN hàng hải
Để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp hàng hải, Bộ GTVT đã đơn giảm được 7 thủ tục hành chính và tiếp tục cắt giảm 7 thủ tục khác nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp (DN) tàu thuyền hoạt động.
Đồng thời, cho phép gia hạn các chứng chỉ chuyên môn, giấy chứng chỉ chỉ thuyền viên do cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cấp cho thuyền viên đang đảm nhận chức danh trên biển hết hạn, được gia hạn sử dụng tiếp trong 3 tháng.
Bộ GTVT cũng chỉ đạo các Cảng vụ hàng hải lùi thời gian kiểm tra thực tế các tàu biển trong thời gian diễn biến phức tạp của dịch bệnh, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan để đảm bảo cung ứng các dịch vụ thiết yếu đảm bảo hoạt động vận chuyển, bốc dỡ hàng hoá diễn ra bình thường. Bộ cũng yêu cầu các Cảng vụ hàng hải đẩy nhanh công tác nộp phí điện tử, giảm thời gian đi lại cho doanh nghiệp.
Về thuế giá trị gia tăng, theo quy định tại Thông tư số 219/2013 của Bộ Tài chính quy định, vận tải quốc tế được áp dụng mức thuế GTGT 0%, trong khi vận tải nội địa vẫn đang áp dụng mức thuế giá trị gia tăng (GTGT) 10%.
"Bộ GTVT đề xuất sẽ miễn, giảm 50% thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân, các loại bảo hiểm trong thời gian 6 tháng. Xem xét bổ sung DN vận tải biển vào trong danh mục doanh nghiệp vừa và nhỏ được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp với mức thuế suất là 10% trong 15 năm", lãnh đạo Bộ GTVT cho biết.
Về phía Bộ Tài Chính cũng cho phép các DN vận tải biển giảm và lùi thời gian thuế đất và bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội. Đồng thời, kiến nghị với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước cho phép DN kinh doanh vận tải, dịch vụ hàng hải được tiếp cận nguồn tài chính tại gói tín dụng 250 nghìn tỷ với lãi suất thấp hơn thị trường nhằm khôi phục lại hoạt động sản xuất, kinh doanh và lùi thời gian trả nợ gốc".
Chính phủ đồng ý hỗ trợ doanh nghiệp vận tải biển Chiều ngày 12/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng vừa có ý kiến chỉ đạo về giải pháp khắc phục khó khăn và hỗ trợ doanh nghiệp vận tải biển. Theo đó, Phó Thủ tướng giao Bộ GTVT ưu tiên rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015; Rà soát, điều chỉnh các chiến lược, đề án quy hoạch phát triển ngành hàng hải đến năm 2030, bảo đảm đáp ứng với điều kiện phát triển kinh tế xã hội đến năm 2030 và định hướng sau năm 2030, đặc biệt tập trung khẩn trương thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển quốc gia theo quy định của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 955/ 2018. Phó Thủ tướng yêu cầu, Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tiếp tục rà soát, cắt giảm tối đa các thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ vận tải biển; Đồng thời, tiếp tục phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và các cơ quan liên quan hướng dẫn các DN sử dụng các nguồn vốn đầu tư phát triển đội tàu; đôn đốc đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa, tăng cường liên doanh, liên kết với các đối tác trong nước và nước ngoài để đa dạng hóa nguồn vốn, tăng hiệu quả đầu tư phát triển vận tải biển của Việt Nam. Phó Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu, xem xét các kiến nghị liên quan đến chính sách thuế, phí của Bộ GTVT. Trên cơ sở đó, báo cáo đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét miễn, giảm các chi phí của DN thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để hỗ trợ doanh nghiệp vận tải biển về phát triển nguồn nhân lực, hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn hiện nay. Đối với những nội dung thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ Tài chính tổng hợp, nghiên cứu trong quá trình rà soát dự án Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi và Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi. |
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.