'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ông Huỳnh Quang Hiền, Giám đốc vận hành Trung tâm Nghiên cứu và hỗ trợ DN (BSA) đã trích dẫn nội dung từ ông Alain Goudsmet, huấn luyện của tập đoàn Metally Fit: "Trong đó thời gian để các doanh nghiệp phục hồi sau dịch Covid-19 được chia ra làm nhiều giai đoạn, như: Giai đoạn 1, phong tỏa, trước tháng 5; giai đoạn 2, từ tháng 5 – tháng 6, bắt đầu mở cửa; Giai đoạn 3, tháng 7 – 8 là nâng cao sức chống chịu; Giai đoạn 4, từ tháng 9 đến hết tháng 11.
Bắt đầu chuyển qua giai đoạn có xem xét hiệu quả; Giai đoạn 5, từ tháng 11 đến hết năm 2020, giai đoạn này cần tạo điều kiện cho đội ngũ thích nghi môi trường mới, không tăng tốc quá nhanh. Không so sánh để thách thức, tạo áp lực. Giai đoạn này cũng là việc chuẩn bị cho kế hoạch 2021.
Giữa dịch bệnh, các giai đoạn này doanh nghiệp cần phải rà soát lại hệ sinh thái; tính tới việc thay đổi hệ sinh thái, dịch chuyển từ giai đoạn đóng băng sang hoạt động mới; nhân sự có nhiều thông tin và cũng bối rối – hãy cho họ có tiếng nói, lắng nghe họ".
Ông Trần Phong Lan, giám đốc công ty cổ phần phát triển nông nghiệp Hải Âu (Seagull ADC) chia sẻ, ngành hàng hải và nhà hàng khách sạn mà công ty kinh doanh bị thiệt hại nghiêm trọng trong đợt dịch Covid-19. Mảng nông nghiệp đang bán ở các siêu thị, nhưng suốt mùa dịch cũng bị ảnh hưởng không ít.
“Nhưng mục tiêu của tôi là không giảm bất kỳ một đồng lương nào của nhân viên trong mùa dịch. Dù trong suốt thời gian này nhiều nhân viên đến nói với tôi là bớt lương của họ đi. Nhưng đây cũng là quãng thời gian tôi chăm sóc nhân viên của mình kỹ nhất. Thời gian này rất nhảy cảm, mình cho họ nghỉ họ không kiếm được việc làm, cả gia đình họ sẽ bị ảnh hưởng”, ông Phong Lan tâm sự.
Ông Phong Lan chia sẻ thêm một số biện pháp đưa ra để giúp nhân viên có thể “bật – nẩy”, như “Tôi nói với nhân viên rằng, sự quan tâm của lãnh đạo được như thế là vì có sự tích lũy, chuẩn bị nguồn lực… và sau dịch họ ngày một gắn bó hơn với công ty, làm việc một cách chủ động, năng động”.
“Nếu doanh nghiệp làm được như thế với nhân viên thì sau dịch họ sẽ có sức bật cao hơn”, ông Phong Lan khẳng định. Đồng thời ông Phong Lan cho rằng, ngay lúc này các doanh nghiệp cần phải chuẩn bị các nguồn lực cho cơn “bão” tiếp theo để tự cứu mình.
Bà Nguyễn Hồng Trang, Tổng giám đốc GS25 VN, cho biết sau giai đoạn 1/5, Nhà nước cho phép kinh doanh trở lại, nhưng trước đó giai đoạn 15/4, các lĩnh vực hoạt động của Sơn Kim Group đã ở trong giai đoạn “kéo”, các nguồn lực được tập trung để chuẩn bị cho việc tung sản phẩm mới ra thị trường vào tháng 7 tới đây.
Riêng mảng bán lẻ, online, Sơn Kim Group phát triển mảng home shopping, tạo thêm dịch vụ cộng thêm, do đó bán được nhiều sản phẩm từ kênh này, bà Trang cho biết thêm.
Trong khi đó, ông Nguyễn Lâm Viên, Tổng giám đốc công ty Vinamit cho hay, dịch xảy ra trên diện rộng, Vinamit định vị một bài toán chiến lược về tài chính hàng tháng, xem mức độ thiệt hại đến cuối năm ra sao. “Chúng tôi định hình thị trường nước ngoài coi như mất 50%, đưa ra các dự báo theo tháng ở cả thị trường trong nước và ngoài nước.”, ông Viên nói.
Theo ông Viên, đến thời điểm hiện nay, thị trường trong nước, xuất khẩu tại chỗ cho khách du lịch Vinamit đã mất hoàn toàn. Vùng du lịch Nha Trang, Đà Nẵng bị ảnh hưởng nặng nề về doanh số. Trong khi đó, một số hệ thống tiện ích khác như siêu thị tăng lên.
Đồng thời, trong dịch, Vinamit cũng phát triển thêm kênh là các cộng tác viên, điều này cũng giúp doanh nghiệp có thêm sức bật mới.
“Trước đây kênh này gần như không chạy, nhưng dịp này tăng mạnh, lên đến hơn 200 cộng tác viên. Họ bán cả thực phẩm khô và thực phẩm thiết yếu”, ông Viên nói thêm. Trong kế hoạch năm 2020, ông Nguyễn Lâm Viên cho rằng, nhiều doanh nghiệp hòa vốn hoặc lời một chút là đã thành công.
Còn theo ông Lý Ngọc Minh, Tổng giám đốc công ty TNHH Minh Long I, khi du lịch phát triển thì nhiều ngành khác mới phát triển theo được. Quan trọng hơn, ông Minh cho rằng, xuất khẩu quay lại bình thường thì nền kinh tế mới tốt lên được.
Giai đoạn này theo ông Minh, cũng là lúc doanh nghiệp chuẩn bị để có sức “bật – nẩy” tốt hơn sau dịch, cụ thể lãnh đạo các doanh nghiệp cần bình tĩnh nhìn lại, dĩ bất biến ứng vạn biến, chỉnh đốn lại nội bộ, nhìn lại để biết mình đang ở đâu, bộ máy như nào, nhân viên ra sao… đầu tư nghiên cứu sản phẩm mới sao cho phù hợp, tối ưu hơn, đúng xu hướng hơn. Ông Lý Ngọc Minh coi đây là cơ hội để doanh nghiệp nhìn lại mình, chuẩn bị cho những sản phẩm mới tốt hơn
Chia sẻ trong buổi sinh hoạt, ông Hồ Quỳnh Hưng, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc công ty TNHH MTV Công nghệ cao Điện Quang (DQH) cho hay, khi dịch Covid-19 bắt đầu, lãnh đạo Điện Quang đã nghiên cứu, phát triển và cho ra mắt dòng sản phẩm đèn LED diệt khuẩn, tiên phong trong việc ứng dụng những giải pháp công nghệ thông minh, sát cánh cùng cộng đồng “chiến đấu” với Covid-19.
Sự sáng tạo trong sản phẩm còn được thể hiện, trước đây khi đưa ra những giải pháp thông minh, Điện Quang tập trung nhiều vào phần tiện nghi và thẩm mỹ.
“Nhưng khi dịch, doanh nghiệp nào cũng muốn tiết kiệm, chúng tôi nhanh chóng chuyển qua hướng an toàn và tiết kiệm điện. Đưa vào lập trình trong thiết bị giúp doanh nghiệp biết được giờ nào cần nhiệt độ, ánh sáng bao nhiêu, để giúp họ tiết kiệm. Đó là việc đánh đúng tâm lý của khách hàng, điều này giúp Điện Quang có thêm những đơn hàng trong và sau dịch Covid-19”, ông Hưng nói.
Ông Hồ Quỳnh Hưng cho hay, sản phẩm mới của Điện Quang cho ra trong mùa dịch Covid-19 là sự nhanh nhạy, kịp thời của công ty.
Ông Hồ Quỳnh Hưng nhấn mạnh, sau dịch Điện Quang quan tâm một số vấn đề để tạo cho doanh nghiệp có sức bật ngay lập tức, thứ nhất là đầu tư công, liên quan đến chiếu sáng, đường xá… thứ hai là xu hướng chuyển dịch nhà máy ra khỏi Trung Quốc nên Điện Quang cần nâng mình lên, nhắm đến sản phẩm cho ngành y tế, ô tô…
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.