Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Doanh nhân Jonathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Xuất nhập khẩu liên Thái Bình Dương, là người từng gửi thư tới Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đề xuất được “góp sức cùng Chính phủ, Bộ GTVT, TP. HCM nhanh chóng giải quyết vấn đề quá tải tại Tân Sơn Nhất, thông qua việc xin được đầu tư nhà ga hành khách T3.
Đáng nói, đây không phải là lần đầu tiên ông Hạnh Nguyễn tham gia đầu tư trong lĩnh vực hàng không. Trước đó, ông Johnathan Hạnh Nguyễn cũng từng đầu tư vào sân bay quốc tế Cam Ranh và sân bay này nhanh chóng được các hãng hàng không bầu chọn là một trong 5 sân bay địa phương được thế giới biết tới nhiều nhất.
Tại buổi toạ đàm “Cách nào đẩy nhanh tiến độ mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất”, VietnamFinance đã có dịp trò chuyện với vị doanh nhân đầy nhiệt huyết hiện đang rất quan tâm tới lĩnh vực hàng không ở Việt Nam.
- Cùng chung hướng đầu tư với ACV, để khai thác tốt hạ tầng của hàng không Việt Nam và với tư cách là một nhà đầu tư, ông mong muốn có một cơ như thế nào để tạo điều kiện thuận lợi nhất trong công tác phối hợp giữa nhà đầu tư tư nhân và nhà nước cùng làm?
Ông Jonathan Hạnh Nguyễn: Đó là nhượng quyền. Thay vì ACV làm thì tôi muốn tiếp sức cùng với họ; thay vì ACV bỏ ra 100% thì họ chỉ cần bỏ ra theo một con số mặc định và nhượng quyền lại. Tôi thấy hướng đi này vừa có lãi và an toàn mà không mất một chi phí nào.
Dù ACV có tích luỹ được một số tiền lớn, dù là 30.000 tỷ hay 50.000 tỷ đồng hay sau này hàng trăm ngàn tỷ đồng thì ACV không nên mang ra đầu tư mà nên giữ lại để đề phòng và tập trung cải thiện các đường băng khác để phục vụ việc hạ cất cánh, điển hình như là ở Điện Biên và Lào Cai.
Trên thực tế, việc đầu tư này sẽ không có lãi nhưng nó đóng góp vào việc tạo hệ thống phương tiện đi lại cho thuận tiện, do diện tích lãnh thổ Việt Nam rộng lớn. Do đó, Việt nam phải có thêm hàng chục sân bay nữa chứ không phải dừng lại ở con số 22 như hiện nay.
- Lợi ích hợp tác giữa tư nhân và nhà nước được phát huy như thế nào khi nhìn từ thực tế bài học đầu tư vào sân bay Cam Ranh?
Thứ nhất là chúng tôi có kinh doanh về thiết kế, bố trí và những sản phẩm trong đó để mang lợi về. Thường thường là chia sẻ lợi nhuận đó với nhà ga. Hiện nay ACV chỉ có 10% thôi nhưng chúng tôi có chia cái thương quyền, nhượng quyền cho tới 12%, như vậy tôi làm được 100 đồng thì ACV hưởng lợi 12 đồng.
Nhưng thực sự con số 100 đồng kia chúng tôi còn phải tri trả cho lãi suất ngân hàng, tiền lãi ngân hàng rồi tiền cán bộ nhân viên… Cuối cùng chúng tôi chỉ được hưởng khoảng 20% (20 đồng), như vậy là Win – Win rồi.
- Có câu “Muốn đi xa, hãy đi cùng nhau”, vậy xin hỏi trong việc đầu tư hạ tầng hàng không mà muốn đi xa thì ông sẽ đi như thế nào?
ACV mạnh về vốn, về lực và về nhân sự. Họ cũng có kinh nghiệm trong việc điều hành chuyến bay nhưng về thương mại thì tôi với 96 thương hiệu độc quyền có thể bổ sung và đồng hành.
Tuy nhiên, tôi không muốn đầu tư một mình. Khi nào ACV cho mình đồng hành cái gì thì mình đồng hành với họ, để còn bổ sung cho nhau. Ngay cả khi ACV muốn làm một mình chúng tôi cũng hoàn toàn ủng hộ.
- Khi sát cánh cùng ACV, đồng thời mong muốn ACV thành 1 thuyền trưởng thì việc chèo lái như thế nào để có thể đi tới thành công?
Theo tôi “nói phải củ cải cũng nghe". Ví dụ, họp HĐQT khi mình phát biểu ý kiến đúng mà các thành viên hội đồng nghe được thì họ luôn luôn ủng hộ.
Điển hình là sân bay Cam Ranh, ACV hoàn toàn nhất trí với các kiến nghị phía chúng tôi đưa ra. Ví dụ, thuê những chuyên gia có kinh nghiệm trong hàng không (vì họ quen biết hàng trăm hãng hàng không) thì họ mới đưa được mình lên trên bản đồ thế giới. Hiện nay Cam Ranh đã được các hãng hàng không bầu chọn là một trong 5 sân bay địa phương được thế giới biết tới nhiều nhất.
Tôi thấy như vậy là đã rất thành công và có sự phối hợp rất là nhịp nhàng và đồng bộ. Mục đích đầu tiên là đem tới quyền lợi cho các cổ đông và thứ hai là quyền lợi của nhà nước thông qua ACV.
Đấy là mục tiêu của tôi.
- Là một doanh nhân của Việt Nam, ông mong muốn đóng góp như thế nào vào sự phát triển chung bền vững của kinh tế và nền kinh tế hội nhập hiện nay?
Tôi nghĩ mình phải làm sao để các sân bay của Việt Nam đạt các tiêu chuẩn quốc tế, để xuất hiện lên trên bản đồ hàng không thế giới. Tôi thấy đó là việc cấp thiết để đưa thưong hiệu Việt Nam ra với thế giới bên ngoài, thông qua các cảng hàng không.
- Hiện nay việc quản lý cảng hàng không đang được chia đôi: nhà nước quản đường cất hạ cánh, đường lăn còn sân đỗ, nhà ga do ACV quản lý. Phía Bộ GTVT cho rằng “muốn khai thác tốt một cảng hàng không thì sân bay, đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ, nhà ga phải đồng bộ”, ông có quan điểm thế nào?
Tôi cho rằng nên tập trung giao lại cho ACV quản lý, để họ có thể đồng bộ từ hạ tầng khu bay, đường băng, sân đỗ và nhà ga.
- Là một nhà đầu tư, vậy nếu ông đầu tư cho một sân bay (bao gồm cả hạ tầng khu bay) mà các khu này không tạo ra doanh thu thì ông có đầu tư hay không?
Mình phải làm thôi, đâu phải cái gì ngon là mình hưởng đâu.
Nếu tư nhân đầu tư một cái điển hình như Vân Đồn thì nên để cho họ làm từ A-Z và điều này cho thấy ACV cũng cho xã hội hoá chứ không nhảy vào can thiệp.
Chung quy lại là do quyết định từ Chính phủ. Chìa khoá để mở nhanh tiến độ nhà ga sân bay chính là ở Chính phủ.
- Ông là một trong những nhà đầu tư đầu tiên tại Việt Nam gửi văn bản kiến nghị lên Bộ GTVT xin được tham gia vào việc xây dựng hạ tầng giao thông, tuy nhiên tới nay thì chưa có 1 sản phẩm nào điển hình. Trong khi đó các nhà đầu tư tư nhân (như SunGroup) đã có sản phẩm mà được rất nhiều chuyên gia và người dân khen ngợi, vậy ông có nghĩ tiến trình mà mình đặt ra là đầu tư sang lĩnh vực hàng không?
Tôi xin khẳng định tôi không bao giờ đi một mình. Tôi không bao giờ làm chủ của một sân bay, mà tôi luôn mong muốn là đồng hành cùng ACV.
Điển hình là sân bay Vân Đồn mở ra nhưng chúng tôi không đồng hành. Sự thành công hay thất bại của sân bày này tương lai sẽ trả lời.
Tôi có thể làm được nhiều sân bay như Vân Đồn nhưng tôi không làm.
- Có một thắc mắc là ông không muốn làm chủ một sân bay nhưng lại không thể từ bỏ tham vọng trong lĩnh vực hàng không?
Hàng không là máu của tôi rồi. Tôi là hàng không mà ra mà. Đọc về tiểu sử của tôi là sẽ rõ.
Tôi xin xác nhận lại rằng sân bay độc lập là tôi từ chối.
Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!
Xem thêm: Ông Trịnh Văn Quyết ‘ngỏ ý’ đầu tư vào sân bay Thọ Xuân
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.