'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Mới đây, trên trang cá nhân, doanh nhân Lý Quí Trung - người sáng lập thương hiệu Phở 24 - đã có chia sẻ với tựa đề "Đi du học xong về Việt Nam làm cái gì?".
Theo doanh nhân này, nếu xác định sẽ quay về Việt Nam tìm việc thì phải chọn ngành nào đang hoặc sẽ có nhu cầu tuyển dụng cao, còn chọn được ngành thuộc loại "quí hiếm" thì càng tốt.
VietnamFinance xin dẫn lại chia sẻ của ông Lý Quí Trung dưới đây.
"Đây là một câu hỏi khó. Khó không phải vì không có câu trả lời, mà vì câu trả lời khó có thể nào đáp ứng được kỳ vọng của người trong cuộc.
Nên không ít bạn trẻ học xong rồi cứ đắn đo chuyện có nên đi về Việt Nam tìm việc hay không, cuối cùng không ít trường hợp quyết định tìm cách ở lại nước sở tại để kiếm gì đó làm một vài năm rồi hãy tính.
Cũng đúng thôi, cầm tấm bằng đại học, cao học danh giá trong tay nhưng kinh nghiệm thì chưa có gì ngoài mấy cái job chạy bàn, bán bánh mì thịt parttime thì về Việt Nam ai mà thuê. Nói đúng hơn, các du học sinh này khi trở về nước thì không khớp đâu vô đâu, cao không cao mà thấp cũng không thấp. Đã vậy chuyên ngành học đôi khi cũng không phù hợp với nhu cầu thực tế của Việt Nam.
Nên khó tìm việc là vậy. Ngay cả muốn làm đại cái gì đó cho có việc nhưng lại bị rơi vô tình trạng "overqualified" (dư tiêu chuẩn), cũng chính vì cái bằng đại học quốc tế danh giá cộng thêm chút vốn liếng tiếng Anh vượt trội so với các bạn đồng trang lứa ở địa phương.
Còn đối với mấy cái job cao hơn, danh giá hơn một chút thì du học sinh lại dễ bị "underqualified" (thiếu tiêu chuẩn) vì thiếu hẳn những kinh nghiệm thực tế cần thiết. Nhưng ngặt nỗi, chỉ có những cái job tương đối "danh giá" một chút mới có đủ ngân sách và sức hấp dẫn đối với những ai đã dày công đầu tư trong suốt quá trình du học. Đúng là tiến thoái lưỡng nan.
Cho nên, nhiều người bí quá đành tự lập công ty riêng cho mình để khởi nghiệp một cách bất đắc dĩ (vì có gia đình hậu thuẫn về mặt tài chính), và chuyện gì xảy ra thì ai cũng biết. Khởi nghiệp chưa đúng lúc cũng giống như trái cây còn non mà đem đi ép khí đá thì làm sao mà ăn được!
Chắc có người sẽ hỏi, vậy tại sao hồi đó người viết bài này cũng từng đi du học ở Úc nhưng rồi khi trở về Việt Nam lại có người chịu thuê cho làm ngay cái chức phó tổng giám đốc nhà máy, rồi sau đó là giám đốc khách sạn khi kinh nghiệm quản trị gần như chưa có gì đáng kể.
Câu trả lời là hồi đó khác, bây giờ khác. Thời thập niên 90 số du học sinh trở về từ các nước có nền kinh tế phát triển như Úc, Mỹ còn rất ít, chưa kể bằng cấp chuyên ngành về quản trị nhà hàng, khách sạn lúc đó thuộc hàng hiếm hoi. Nói chung, đó là trường hợp "quí hiếm" bù "khả năng, kinh nghiệm"!
Còn bây giờ, du học sinh về nước đông như quân Nguyên, Anh-Pháp-Mỹ-Úc có đủ, nên yếu tố "quí hiếm" không còn nữa. Cho nên câu hỏi "Đi du học xong về Việt Nam làm cái gì?" mới trở thành câu hỏi khó.
Để câu hỏi này không còn quá khó như vậy nữa, có mấy chuyện cần xảy ra:
Thứ nhất, du học sinh trước khi khăn gói lên đường cần phải xác định rõ mục tiêu của mình sau khi học xong là gì, về Việt Nam tìm việc hay trụ lại nước sở tại để lập nghiệp một thời gian. Điều này rất quan trọng vì học ngành nào, bằng cấp gì phải trúng phóc với nhu cầu của thị trường lao động tại cái nơi mà mình dự định sinh sống. Ở Úc đi đâu cũng nghe mấy em học business, business (kinh doanh), không biết sau này về nước sẽ tìm việc ở đâu, vì hình như cả nước Việt Nam này ai cũng biết kinh doanh!
Cho nên nếu xác định sẽ quay về Việt Nam tìm việc thì phải chọn ngành nào đang hoặc sẽ có nhu cầu tuyển dụng cao, còn chọn được ngành thuộc loại "quí hiếm" thì càng tốt. Thử hỏi bây giờ mà ghi danh học các ngành liên quan đến xe hơi, sản xuất xe hơi thì khi về Việt Nam công ty VinFast của ông Phạm Nhật Vượng có trải thảm đỏ hay không? Chỉ là một ví dụ nhỏ thôi. Còn biết bao nhiêu ngành nghề mà Việt Nam đang thiếu người có chuyên môn và được đào tạo bài bản từ nước ngoài. Vấn đề là ngành nào, nghề nào, ở đâu, số lượng bao nhiêu và kéo dài trong thời gian bao lâu.
Điều này cũng nói lên công tác định hướng cho lực lượng du học sinh là rất cần thiết. Nhà nước Việt Nam cần chủ động hơn trong vấn đề này, phải đưa ra cho được các con số thống kê, các thông tin hữu ích, các chương trình hướng nghiệp cho những người sắp đi du học cũng như đi du học trở về.
Các nước người ta tìm cách giữ chân hiền tài thì tại sao Việt Nam lại không tìm cách thu hút người của mình quay trở lại cho đầy đủ. Tránh lãng phí chất xám cũng quan trọng không kém gì so với kêu gọi thêm vốn đầu tư từ nước ngoài.
Những khó khăn gặp phải của lực lượng du học sinh trở về này tính ra lại có thể nảy sinh cả một cơ hội kinh doanh. Tại sao không có ai đó đứng ra tổ chức các khoá hướng nghiệp, đào tạo hay hỗ trợ cho các em du học sinh trở về tìm việc dễ dàng hơn, nhất là phải hội nhập trở lại với môi trường sống và làm việc tại Việt Nam. Sốc văn hoá không chỉ xảy ra đối với người nước ngoài mà đối với người đi ra nước ngoài học tập và sinh sống một thời gian quay về cũng vậy.
Nếu không sốc văn hoá thì cũng sốc "thực tế", sốc lúc máy bay hạ cánh xuống mặt đất".
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.