'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Là “Giáo sư trên thị trường cơ chế” đồng nghĩa với chuyện túi tiền của ông Minh phình to, to như những khối u di căn. Vào đầu những năm 1990, GETRADIMEX của Trần Văn Minh không chỉ có nhà máy lắp ráp Honda, nhà máy chế biến gỗ, trụ sở hoành tráng mà còn có đến cả nghìn công nhân. Mỗi năm, Công ty của ông nộp cho ngân sách gần trăm tỷ đồng, chiếm già nửa ngân sách của tỉnh Hà Tĩnh.
Mỗi khi có hội nghị, tổng kết, cái tên Trần Văn Minh được xướng lên như một người anh hùng. Thậm chí, các đồng chí lãnh đạo cao nhất tỉnh đi đâu cũng thường kiêu hãnh nhắc đến đồng chí Minh. Với người Hà Tĩnh, cái tên Minh Nhớp chỉ là do bọn thô thiển ít học gọi, còn giới quan chức thượng lưu ở đó chỉ biết đến doanh nhân Trần Văn Minh.
Ông Trần Văn Minh cũng là người tiên phong đầu tư Khách sạn Hoàng Thương ở Hà Nội, cải tạo và xây dựng bãi biển du lịch Xuân Thành, Khai thác mỏ nước khoáng Sơn Kim, đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến song mây xuất khẩu Biên Hoà…
Khi chia tỉnh, thị xã Hà Tĩnh công nghiệp gần như không có gì. Cả tỉnh có ống khói nhỏ duy nhất nổi lên là của nhà máy mì ăn liền của ông.
Ông Minh cũng đã lên kế hoạch xây Khách sạn Gia Lách, triển khai các dự án nuôi trồng thuỷ hải sản ở vùng ngập mặn ven biển, phủ xanh đồi trọc… Khi những dự án đó đang chuẩn bị triển khai thì ông Minh vướng vào khó khăn nên không thực hiện được.
Riêng chuyện buôn cơ chế, ông Minh xin bổ sung thêm một số chi tiết: Trụ sở Công ty, ông Minh mua lại của Công ty sông biển Hà Tĩnh 10 triệu đồng, giờ đây là một tài sản rất lớn. Khi mua xong, Giám đốc Công ty sông biển Hà Tĩnh còn tiếp ông Minh như một tiếp một vị cứu tinh từ trên trời rơi xuống.
Nhà máy mì ăn liền có cả một khu nhà kho, trước đây gọi là Cửa hàng thực phẩm Hà Tĩnh bỏ không, bán cho ông Minh 50 triệu đồng. Ban giám đốc còn mua bia chiêu đãi say tuý luý. Giờ đây, thị xã Hà Tĩnh đã lên thành phố, khu đất đó trở thành khu đất vàng, giá cao gấp nhiều chục lần. Câu chuyện này, giờ đây nhiều lãnh đạo Hà Tĩnh ắt vẫn còn nhớ.
Công ty ông Minh cũng mua tàu Hà Tĩnh 04, một trong bốn tàu ông Minh thí điểm chở hàng từ Singapore về cảng Xuân Hải. Công ty ông Minh cũng là doanh nghiệp tư nhân đầu tiên tham gia thị trường xuất nhập khẩu, làm chủ trong khâu logistic từ nước ngoài về Hà Tĩnh.
Khi đã tiền nhiều, danh nổi, đi nước ngoài như các bà nội trợ đi chợ, đó cũng là lúc mà các đệ tử đề nghị Minh ứng cử vào Quốc hội. Năm 1992, khi Hà Tĩnh vừa mới được tái lập, cũng là lúc cả nước chuẩn bị cho bầu cử Quốc hội khóa IX, theo sự “tư vấn” của các quân sư, ông Minh ra ứng cử.
Tuy nhiên, vì nhiều lý do, giấc mơ này đã không thành hiện thực mà còn là căn nguyên đưa tới những hệ lụy cho con đường kinh doanh của GETRADIMEX. GETRADIMEX tiếng tăm lừng lẫy hoành tráng nhưng trong đó cũng chứa chất bao nhiêu mầm bệnh. Đang yên đang lành, đối tác đến nườm nượp, các hợp đồng đủ loại, dự án nhiều vô thiên lủng, cùng với đó là dòng tiền chảy như nước sông Đà. Đùng phát, một vài cái đơn kiện vu vơ là thanh tra có cớ đến làm việc.
Thanh tra đến, đương nhiên là cả bộ máy văn phòng phải tiếp. Các đối tác đến làm việc, không thể dừng việc thanh tra để làm việc với đối tác được. Chưa nói đến chuyện, chả ai lại đi làm ăn với một doanh nghiệp đang ở trong tầm ngắm của thanh tra. Mỗi năm, các thanh tra đến một lần là đủ gây khiếp vía, huống hồ, đoàn này đến, làm việc xong chưa có kết luận thì đoàn khác lại vào. Ngành nào cũng có thanh tra, chính quyền cấp nào cũng có thanh tra, thậm chí Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng có thể nhảy vào cuộc.
Từ năm 1992- 1999, trong vòng 8 năm, Công ty của ông đã liên tục phải tiếp 38 đoàn thanh tra, kiểm tra các cấp. Nội dung các đợt thanh tra đó đều na ná nhau, các kết luận cũng không có gì khác nhưng các đoàn vẫn chăm chỉ đến. Công ty ông bị liên tục trong nhiều năm trời. Các bộ phận phải thay nhau tiếp các đoàn thanh tra, không còn nhiều cơ hội làm ăn.
Việc thanh tra kéo dài khiến GETRADIMEX từ chỗ hoành tráng đến chỗ khó khăn rồi lụi tàn, lụi tàn. Các dự án dang dở, các hợp đồng thực hiện giữa chừng thì đối tác bỏ chạy, để lại những khoản nợ... Doanh nghiệp của ông bị ngưng trệ, nợ nần chồng chất. Theo đó, ông cũng yếu đi cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
Năm 1999, sức khỏe ông Minh giảm sút, vào viện kiểm tra, kết luận xét nghiệm cho thấy, ông bị ung thư tuyến tiền liệt. Tưởng với căn bệnh nan y ấy, ông Minh được buông tha, nhưng không, ông vẫn bị giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng. Ông nhờ bạn sắp xếp cho chuyển từ bệnh viện K qua Bệnh viện Ðông y của Quân đội. Từ đó, cứ ban ngày ông đi qua bệnh viện Ðông y để chữa bệnh, tối lại về nằm bệnh viện K.
Rồi một hôm, từ bệnh viện K, ông được đưa thẳng lên Nội Bài, mua vé bay vào Sài Gòn. Từ Sài Gòn, ông vượt biên qua Cambodia, vừa đi bộ vừa đi xe ôm vào Phnompenh, lên máy bay đi Mỹ, chính thức bước vào chặng đời lưu lạc…
Cách đây mấy năm, tôi gặp Joan, một người bạn vừa trở về sau hơn hai tháng phiêu dạt trên đất Mỹ. Joan nói: “Xứ Mẽo nhiều chuyện lắm, trong đó đáng chú ý là gặp ông Minh Nhớp. Người “anh hùng” này hiện đang sống trong một ngôi chùa ở Santa Ana, bang Cali, nằm bên bờ Tây Thái Bình Dương”. Mong muốn của ông là, bằng cách nào đó, được trở về, sống nốt những ngày còn lại trên mảnh đất quê hương Nghệ Tĩnh đã chứng kiến một quãng đời bi tráng của mình.
(Còn nữa)
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.