Đòn đau từ Covid-19: Mỗi tháng có 8.500 doanh nghiệp rời khỏi thị trường
Trần Lê -
01/12/2020 17:46 (GMT+7)
(VNF) - Theo báo cáo tình hình kinh tế xã hội 11 tháng năm 2020 từ Tổng cục Thống kê, trung bình mỗi tháng cả nước có 8,5 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Số liệu thống kê cung cấp cụ thể, trong 11 tháng có gần 93,5 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: 44,4 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 59,7%; 33,6 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, giảm 11,7%; hơn 15,4 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 3,1%..
Còn tính riêng trong tháng 11/2020, cả nước có 2.771 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 30,8% so với cùng kỳ năm ngoái; có 4.471 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2019; có 1.941 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể.
Đại dịch Covid-19 tác động đến kinh tế suốt các tháng qua. Để hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn trả lương ngừng việc cho người lao động theo gói tín dụng 16.000 tỷ đồng, Chính phủ đã sửa đổi, nới lỏng các quy định về điều kiện để được vay vốn. Việc giải ngân của Ngân hàng Chính sách xã hội được thực hiện đến hết ngày 31/1/2021. Thế nhưng tạm tính đến 27/11, có 75 doanh nghiệp được vay vốn để trả lương cho 3.851 lao động bị ngừng việc do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, với số tiền hơn 13,4 tỷ đồng, lãi suất 0% năm theo gói ưu đãi 16.000 tỷ đồng của nhà nước.
Hàng ngàn doanh nghiệp đang phải sẽ đối mặt với nguy cơ phạt chậm nộp thuế khi hiệu quả kinh doanh quý IV tăng vượt trội so với các quý đầu năm. Trái lại, nếu thực hiện đúng nghị định 126 thì doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn. Theo quy định mới nêu tại nghị định 126 được Bộ Tài chính trình và Chính phủ vừa ban hành hướng dẫn thi hành Luật quản lý thuế có hiệu lực vào ngày 5/12 tới, tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp đã tạm nộp của 3 quý đầu năm không được thấp hơn 75% số thuế thu nhập cả năm. Nghị định 126 cũng quy định trường hợp người nộp thuế nộp thiếu so với số thuế phải tạm nộp 3 quý đầu năm thì phải nộp tiền chậm nộp tính trên số thuế nộp thiếu.
Với quy định mới, doanh nghiệp không đoán chắc được doanh thu thì sẽ phải nộp dư để tránh nguy cơ bị phạt. Phần nộp dư này theo quy định doanh nghiệp có thể xin hoàn nhưng thủ tục phức tạp nên hầu như doanh nghiệp chịu treo ở đó rồi khấu trừ vào quý sau. Như vậy doanh nghiệp có hai cách, một là phải nộp tiền chậm nộp, hai là bị chiếm dụng vốn. Nguy cơ ngừng kinh doanh của nhiều doanh nghiệp sẽ tăng lên cao hơn nữa.
(VNF) - Chưa bao giờ chợ trung tâm Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) lại rơi vào cảnh đìu hiu như hiện nay. Hàng loạt kiot tại các chợ lớn đóng cửa, khách vào chợ lèo tèo, người bán hàng phần lớn ngồi chơi smart phone