(VNF) - Trong chuyên đề Mở cửa thị trường du lịch, Tạp chí Đầu tư Tài chính muốn giới thiệu cùng bạn đọc những góc nhìn mới từ các nhà quản lý, chuyên gia và doanh nhân trong lĩnh vực du lịch, để có cái nhìn toàn cảnh về bức tranh du lịch Việt Nam hiện nay và định hướng phát triển trong thời gian tới.
Cho đến trước khi dịch Covid -19 xuất hiện, ngành “công nghiệp không khói” đã có bước tăng trưởng liên tục trong khoảng ba thập kỷ. Năm 2019, doanh thu du lịch Việt Nam đã đạt 755 nghìn tỷ đồng, tương đương 32,8 tỷ USD, trong đó tổng thu từ khách du lịch quốc tế đạt 421.000 tỷ đồng, tương đương 18,3 tỷ USD.
Hơn hai năm qua, đại dịch Covid đã đánh thẳng vào ngành này trên quy mô toàn cầu, có thể nói chưa bao giờ ngành du lịch và các ngành liên quan lại chịu tác động lớn đến như vậy. Năm 2021, tổng doanh thu ngành du lịch chỉ đạt 180 ngàn tỷ đồng, chưa bằng ¼ của năm 2019.
Trong bối cảnh đó, nỗ lực của Chính phủ trong việc mở cửa lại thị trường du lịch từ ngày 15/3 là đặc biệt quan trọng cho ngành nói chung, cho các doanh nghiệp du lịch, hàng không, vận tải… nói riêng. Sau hai năm gần như đóng băng, du lịch đang đứng trước cơ hội phát triển mới khi nhu cầu du lịch tăng cao trở lại để bù đắp cho thời gian trước đó. Trên bình diện ngành, đây cũng là thời điểm để ngành du lịch tái cơ cấu, nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng hạ tầng du lịch… để du lịch Việt Nam đạt đến một đẳng cấp mới.
Trong chuyên đề Mở cửa thị trường du lịch, Tạp chí Đầu tư Tài chính muốn giới thiệu cùng bạn đọc những góc nhìn mới từ các nhà quản lý, chuyên gia và doanh nhân trong lĩnh vực du lịch, để có cái nhìn toàn cảnh về bức tranh du lịch Việt Nam hiện nay và định hướng phát triển trong thời gian tới!
(VNF) - Chưa bao giờ chợ trung tâm Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) lại rơi vào cảnh đìu hiu như hiện nay. Hàng loạt kiot tại các chợ lớn đóng cửa, khách vào chợ lèo tèo, người bán hàng phần lớn ngồi chơi smart phone