'Đòn giáng kép' vào dòng sông Mekong hùng vĩ

Lê Anh - 14/02/2024 10:30 (GMT+7)

(VNF) - Ông Brian Eyler, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á của Trung tâm Stimson (Washington, DC., Mỹ), cho rằng chính phủ các nước mà sông Mekong chảy qua cần có các chính sách phù hợp hơn trong việc xây dựng và vận hành các đập thuỷ điện trước tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan.

VNF
Ông Brian Eyler, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á của Trung tâm Stimson

Ông Brian là người đã dành hơn 15 năm để khảo sát từ thượng nguồn đến hạ lưu của sông Mekong. Nhà nghiên cứu này xem Mekong không chỉ là một con sông mang các giá trị về mặt kinh tế đơn thuần mà là một thực thể sinh động với nhiều giá trị cần được bảo tồn.

Trong cuốn sách có tiêu đề “Những ngày cuối của dòng Mekong hùng vĩ” (Last Days of the Mighty Mekong) được xuất bản năm 2019, ông Brian viết: “Sự hào phóng của dòng sông là điều làm nó vĩ đại, và địa lý cùng sản vật tự nhiên của nó mang lại những trải nghiệm sống không nơi nào trên thế giới có được”. Tuy nhiên, trước những yếu tổ khách quan và chủ quan tác động tới sông Mekong trong những năm qua, nhà nghiên cứu này đã đưa ra cảnh báo rằng “các kho báu độc đáo của sông Mekong đang gặp nguy hiểm”.

Đòn giáng kép

Hệ thống sông Mekong là ngư trường nước ngọt lớn nhất thế giới và gần 50 triệu người dân Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam dựa vào đó để kiếm sống. Theo ông Brian, những điều làm cho sông Mekong trở nên độc đáo, từ nguồn thủy sản nước ngọt khổng lồ đến sản lượng nông nghiệp dồi dào và sự đa dạng sinh học đáng kinh ngạc, đều phụ thuộc vào nhịp lũ hàng năm. Khi nhịp lũ ở mức cao thì ngư nghiệp có năng suất cao và sản lượng nông nghiệp cao.

Tuy nhiên, ông Brian cho hay hai yếu tố là biến đổi khí hậu và việc vận hành các con đập đã tác động đến nhịp lũ và giáng một đòn kép vào nguồn tài nguyên của sông Mekong. Báo cáo của Ủy hội Sông Mekong (MRC) cho thấy những tác động của biến đổi khí hậu đến sông Mekong ngày càng trở nên rõ ràng hơn trong thời gian gần đây.

Lượng mưa trên lưu vực sông Mekong vào mùa mưa trong những năm gần đây ít hơn nhiều so với những năm trước, trong đó mùa mưa 2019-2021 được MRC đánh giá là khô hạn bất thường. Vào tháng 9/2021, dòng chảy của sông tại Stung Treng, Campuchia thấp hơn 26% so với mức bình thường do thiếu mưa. Thậm chí, con số đó đã giảm xuống mức 39% khi tình hình trở nên trầm trọng hơn do hoạt động của 55 đập ở thượng nguồn.

Mặc dù lượng cá trung bình từ dữ liệu đánh bắt tăng hoặc ổn định ở hầu hết các khu vực, nhưng lại giảm đáng kể ở khu vực thác Khone (khu vực biên giới giữa Lào và Campuchia) và Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam.

Kể từ khi ra mắt vào tháng 12/2020, Cơ quan Giám sát Đập thủy điện Mekong đã liên tục công bố bằng chứng cho thấy các đập trữ nước lớn nhất ở lưu vực sông Mekong sẽ nạp nước vào các hồ chứa trong mùa mưa và xả nước từ các hồ chứa trong mùa khô để sản xuất thủy điện. Đây là phương pháp vận hành nhằm hạn chế nước tại các điểm có nhu cầu điện thấp để phát điện và xả nước khi nhu cầu cao. Điều này làm giảm lợi ích do nhịp lũ mang lại, khiến mực nước sông dao động thất thường, gây tổn hại nghiêm trọng đến môi trường sống dưới nước và hệ sinh thái ven sông.

Ông Brian cho rằng theo thời gian, nhịp lũ giảm dần sẽ làm giảm đáng kể số lượng cá ở sông Mekong và giảm sản lượng nông nghiệp trên khắp lưu vực sông Mekong. Nhà nghiên cứu này nhấn mạnh rằng để bảo vệ nghề cá, hệ thống sông Mekong (chi lưu và phụ lưu) cần được kết nối. Tuy nhiên, các con đập chặn và cắt đứt các con sông nối liền với sông Mekong và làm giảm nghiêm trọng quần thể cá.

Các đập ở thượng nguồn làm giảm đỉnh lũ và làm thay đổi thời gian của nhịp lũ, điều này có ảnh hưởng rất lớn và lâu dài đến sinh kế của người dân khu vực này. Việt Nam và Campuchia là hai quốc gia bị ảnh hưởng tiêu cực nhất ở khu vực tiểu vùng sông Mekong do tác động của các con đập. Tại vùng đồng bằng, mực nước sông hạ thấp do tác động của các con đập và biến đổi khí hậu cùng với mực nước biển dâng cao đang đẩy độ mặn vào sâu hơn ở Đồng bằng sông Cửu Long với tốc độ nhanh hơn dự đoán. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh kế và sản xuất nông nghiệp ở khu vực này.

Với chiều dài khoảng 4.880km, Mekong là một trong những con sông lớn của thế giới và là thủy lộ dài nhất Đông Nam Á. Sông bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc), chảy qua Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và đổ ra biển Đông ở Việt Nam. Dòng sông có vai trò quan trọng với sự kiến tạo các nước Đông Nam Á. Hạ lưu sông Mekong tạo ra cơ hội thương mại, giao thông, an ninh lương thực, thu nhập và đồng thời là nguồn thủy sản nội địa lớn nhất thế giới, hằng năm đem lại hơn 4 triệu tấn cá và các loài thủy sản khác. Đối với Việt Nam, sông Mekong có một vai trò đặc biệt, nuôi dưỡng hai vùng kinh tế trọng điểm là Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên.

Đâu là giải pháp?

Ông Brian khuyến cáo rằng chính phủ các nước mà sông Mekong chảy qua (gồm Trung Quốc, Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam) cần hiểu rõ hơn việc xây dựng đập và các cơ sở hạ tầng khác ở thượng nguồn tác động như thế nào đến nguồn tài nguyên sẵn có và sinh kế của người dân ở khu vực hạ lưu.

Theo đó, không có nhiều giải pháp để hạn chế những tác động của khí hậu, nhưng có thể làm được nhiều việc để giảm thiểu tác động của việc vận hành các con đập. Vì vậy, chính phủ các nước cần có các chính sách phù hợp hơn trong việc xây dựng và vận hành các đập thuỷ điện trước tình trạng biến đổi khí hậu. Để duy trì lợi ích của dòng sông, cần ít đập hơn (không xây thêm mới) và cách thức vận hành các con đập hiện tại cần thay đổi để bảo vệ nhịp lũ. Các con đập có tác động lớn nhất đến nhịp lũ là ở Trung Quốc, vì vậy việc thay đổi cách Trung Quốc vận hành các con đập là nhu cầu cấp thiết.

Nhà nghiên cứu cho rằng Việt Nam và Campuchia cần hợp tác để thuyết phục các nước xây ít đập hơn và cùng thống nhất với các nước khác để thúc đẩy tính minh bạch trong hoạt động vận hành đập. Nếu tác động của các con đập được hiểu rõ thì các nước có thể cùng nhau xây dựng một kế hoạch giảm thiểu tác động tiêu cực của chúng. Theo ông Brian, việc chia sẻ dữ liệu chính thức sẽ là “hành động thay đổi cuộc chơi” mà khu vực cần để thúc đẩy một tương lai chung và bền vững hơn.

Về phía Việt Nam, ông Brian nhấn mạnh việc cần thiết trong quản lý hoạt động khai thác cát trong phạm vi biên giới để giữ cho Đồng bằng sông Cửu Long không bị chìm xuống biển và cải thiện sản lượng nông nghiệp.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Đối tác Việt Nam - Nhật Bản, nỗ lực sớm hiện thực hoá Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Đối tác Việt Nam - Nhật Bản, nỗ lực sớm hiện thực hoá Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

(VNF) - Lãnh đạo các cơ quan chính phủ Nhật Bản gần đây liên tục có các chuyến thăm và làm việc với lãnh đạo Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội, một liên doanh giữa Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) và Tập đoàn BRG (Việt Nam), nhằm sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội.

'Ông lớn' Alibaba dự kiến chi hơn 1 tỷ USD xây trung tâm dữ liệu tại Việt Nam

'Ông lớn' Alibaba dự kiến chi hơn 1 tỷ USD xây trung tâm dữ liệu tại Việt Nam

(VNF) - Theo Nikkei Asia đối tác của Alibaba trong đầu tư xây trung tâm dữ liệu tại Việt Nam là Viettel và VNPT.

Ông Trần Thanh Mẫn điều hành Quốc hội thay ông Vương Đình Huệ

Ông Trần Thanh Mẫn điều hành Quốc hội thay ông Vương Đình Huệ

(VNF) - Ông Trần Thanh Mẫn, Phó chủ tịch thường trực Quốc hội, được phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội thay ông Vương Đình Huệ vừa miễn nhiệm.

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành Quốc hội

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành Quốc hội

(VNF)- Ủy viên Bộ chính trị, Phó chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội.

Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế VAT 6 tháng cuối năm 2024

Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế VAT 6 tháng cuối năm 2024

(VNF) - Theo tính toán của Chính phủ, việc áp dụng chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng cho 6 tháng cuối năm 2024 sẽ làm giảm thu khoảng 24 nghìn tỷ đồng.

Xoá nợ của Pacific Airlines, Vietnam Airlines lãi kỷ lục 4.300 tỷ

Xoá nợ của Pacific Airlines, Vietnam Airlines lãi kỷ lục 4.300 tỷ

(VNF) - Kết thúc quý I/2024, Vietnam Airlines lãi ròng 4.334 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 103 tỷ đồng. Đây là khoản lãi kỷ lục mà doanh nghiệp này ghi nhận trong một quý kể từ khi thành lập.

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

(VNF) - Chiều 2/5, Quốc hội đã thông qua việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ.

Vinmec nhận 4 giải thưởng quốc tế về trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững

Vinmec nhận 4 giải thưởng quốc tế về trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững

Hệ thống Y tế Vinmec vừa nhận 4 giải quốc tế cho 4 hạng mục lớn: “Doanh nghiệp tốt nhất tại Việt Nam”, “Doanh nghiệp vì cộng đồng tốt nhất”, “Doanh nghiệp trao quyền cho phụ nữ” và “Nơi làm việc tốt nhất” trong khuôn khổ Hội nghị CSR và ESG toàn cầu lần thứ 16.

Ngày 3/5, tiếp tục đấu thầu vàng miếng

Ngày 3/5, tiếp tục đấu thầu vàng miếng

(VNF) - Sáng mai (3/5), Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng, với khối lượng 16.800 lượng vàng miếng SJC, giá tham chiếu để tính đặt cọc lên 82,9 triệu đồng/lượng.

Lạm phát giảm nhanh hơn dự kiến, OECD nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu

Lạm phát giảm nhanh hơn dự kiến, OECD nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu

(VNF) - Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu trong báo cáo mới nhất, dựa trên những dấu hiệu sáng sủa hơn về lạm phát và nhu cầu, mặc dù tốc độ tăng trưởng vẫn ở mức khiêm tốn.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.