Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông: ‘Có thể kiện Tổng thầu EPC Trung Quốc’?

Trí Anh - 22/09/2019 13:45 (GMT+7)

(VNF) - Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông sau 11 năm phê duyệt, 8 năm thi công và 10 lần lùi tiến độ nhưng vẫn chưa rõ ngày về đích. Không những vậy, dự án vừa bị kiểm toán nhà nước (KTNN) chỉ rõ sai phạm trong lập dự án, giải phóng mặt bằng, đội vốn tới 205% … Đến nay, các đơn vị vẫn “hoà cả làng”, không ai chịu trách nhiệm.

VNF

Phụ thuộc hoàn toàn vào nhà thầu

Là một dự án thực hiện theo hình thức vay vốn ODA của Chính phủ Trung Quốc theo Hiệp định khung ký ngày 30/5/2008, thực hiện theo hình thức hợp đồng EPC. Theo Hiệp định giữa hai Chính phủ, bên tài trợ vốn được chỉ định Tổng thầu EPC thực hiện dự án là Công ty TNHH Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc.

Tuy nhiên, rất lạ rằng Tổng thầu này năng lực kém và bản thân cũng thừa nhận chưa từng thi công dự án đường sắt đô thị nào nhưng vẫn được... chỉ định thầu.

Điều này thể hiện rõ sau 8 năm thi công, dự án đã hoàn thành 99%, chỉ còn 1% vận hành chạy tàu nhưng Tổng thầu hết sức lúng túng do không làm chủ được công nghệ, tiến độ.

Theo KTNN, chính vì sự chậm trễ trong thi công, vận hành của Tổng thầu EPC đã khiến Bộ GTVT phải điều chỉnh vốn đầu tư dự án từ 8.769 tỉ đồng lên 18.001 tỉ đồng, tăng 205% so với tổng vốn đầu tư ban đầu được duyệt.

Trao đổi với vấn đề này, đại diện Ban Quản lý dự án đường sắt (QLDA), Bộ GTVT cho biết: “Thực chất, tổng vốn đầu tư ban đầu của dự án là 419 triệu USD, nhưng năm 2011, đã đội vốn thành 552 triệu USD. Và đến năm 2019 đã thành 886 triệu USD. Đó là quy đổi ra USD vì khi vay vốn bằng USD, còn tính ra Việt mới ra con số như KTNN”.

Tuy nhiên, vị đại diện này tỏ ra khá lúng túng trước vấn đề KTNN nêu những khoản chi sai tại Dự án. Cụ thể, Ban QLDA đường sắt đã chi sai 91 triệu đồng khi lập dự án; Còn Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp, TP.Hà Nội chi sai hơn 14 tỷ đồng trong công tác giải phóng mặt bằng. Về số tiền trên, phía KTNN yêu cầu phải thu hồi và xử lý các bên có liên quan.

Còn về tiến độ dự án bao giờ mới có thể vận hành, phía Ban QLDA đường sắt cũng như Bộ GTVT chưa có câu trả lời chính xác. Vì việc này lại phụ thuộc hoàn toàn vào tổng thầu EPC Trung Quốc.

Có thể kiện ra toà kinh tế được không?

Ngày 17/9, Bộ GTVT đã có văn bản yêu cầu Tổng thầu EPC Trung Quốc báo cáo thời gian chạy tàu đường sắt Cát Linh – Hà Đông trước ngày 30/9. Tuy nhiên, phía nhà thầu Trung Quốc vẫn không có câu trả lời. Rõ ràng, việc chây ì của các nhà thầu đang khiến Bộ GTVT bất lực.

Vậy liệu Chính phủ Việt Nam có nên thực hiện bài toán đánh đổi – nghĩa là bỏ thêm vốn, hoặc mời bên thứ ba vào giúp dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông không?

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện Trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung Ương cho rằng: Hiện dự án chỉ còn 1%, vì thế, không ủng hộ phương án bên thứ 3 cùng thực hiện. Mặt khác, đây là hợp đồng giữa Việt Nam và Trung Quốc, nên hai bên cần có giải pháp để giải quyết với nhau”.

Trao đổi với VietnamFinance, một kỹ sư đang xây dựng, vận hành đường sắt Cát Linh – Hà Đông cho hay, dù chỉ còn 1%, nhưng quy trình an toàn chạy tàu là rất nghiêm trọng, nếu tổng thầu không quyết thì không ai dám cho chạy.

“Vì thế, Việt Nam phải cùng Đại sứ quán Trung Quốc có thống nhất với nhau để từ đó đảm bảo an toàn chạy tàu. Từ trước đến nay đã chạy thử có tải và không tải rồi, vấn đề cần là quy trình, để đảm bảo nếu thực hiện đúng quy trình đó thì an toàn”, vị kỹ sư này chia sẻ.

Như vậy, sau nhiều lần chậm trễ, giờ lại không thể chạy tàu chủ yếu do lỗi của Tổng thầu EPC, vậy chúng ta có thể khởi kiện được không?

Về vấn đề này, luật sư Tô Việt Hưng, đoàn luật sư Tp. Hà Nội cho biết, nếu khởi kiện tổng thầu Trung Quốc thì phải căn cứ theo hợp đồng, mà hợp đồng giữa Việt Nam và Trung Quốc bản chất là một hợp đồng thương mại, trách nhiệm chính là do nhà thầu. Dù hợp đồng không rõ ràng, tuy nhiên, khởi kiện là cần thiết.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Đối tác Việt Nam - Nhật Bản, nỗ lực sớm hiện thực hoá Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Đối tác Việt Nam - Nhật Bản, nỗ lực sớm hiện thực hoá Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

(VNF) - Lãnh đạo các cơ quan chính phủ Nhật Bản gần đây liên tục có các chuyến thăm và làm việc với lãnh đạo Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội, một liên doanh giữa Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) và Tập đoàn BRG (Việt Nam), nhằm sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội.

'Ông lớn' Alibaba dự kiến chi hơn 1 tỷ USD xây trung tâm dữ liệu tại Việt Nam

'Ông lớn' Alibaba dự kiến chi hơn 1 tỷ USD xây trung tâm dữ liệu tại Việt Nam

(VNF) - Theo Nikkei Asia đối tác của Alibaba trong đầu tư xây trung tâm dữ liệu tại Việt Nam là Viettel và VNPT.

Ông Trần Thanh Mẫn điều hành Quốc hội thay ông Vương Đình Huệ

Ông Trần Thanh Mẫn điều hành Quốc hội thay ông Vương Đình Huệ

(VNF) - Ông Trần Thanh Mẫn, Phó chủ tịch thường trực Quốc hội, được phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội thay ông Vương Đình Huệ vừa miễn nhiệm.

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành Quốc hội

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành Quốc hội

(VNF)- Ủy viên Bộ chính trị, Phó chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội.

Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế VAT 6 tháng cuối năm 2024

Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế VAT 6 tháng cuối năm 2024

(VNF) - Theo tính toán của Chính phủ, việc áp dụng chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng cho 6 tháng cuối năm 2024 sẽ làm giảm thu khoảng 24 nghìn tỷ đồng.

Xoá nợ của Pacific Airlines, Vietnam Airlines lãi kỷ lục 4.300 tỷ

Xoá nợ của Pacific Airlines, Vietnam Airlines lãi kỷ lục 4.300 tỷ

(VNF) - Kết thúc quý I/2024, Vietnam Airlines lãi ròng 4.334 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 103 tỷ đồng. Đây là khoản lãi kỷ lục mà doanh nghiệp này ghi nhận trong một quý kể từ khi thành lập.

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

(VNF) - Chiều 2/5, Quốc hội đã thông qua việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ.

Vinmec nhận 4 giải thưởng quốc tế về trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững

Vinmec nhận 4 giải thưởng quốc tế về trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững

Hệ thống Y tế Vinmec vừa nhận 4 giải quốc tế cho 4 hạng mục lớn: “Doanh nghiệp tốt nhất tại Việt Nam”, “Doanh nghiệp vì cộng đồng tốt nhất”, “Doanh nghiệp trao quyền cho phụ nữ” và “Nơi làm việc tốt nhất” trong khuôn khổ Hội nghị CSR và ESG toàn cầu lần thứ 16.

Ngày 3/5, tiếp tục đấu thầu vàng miếng

Ngày 3/5, tiếp tục đấu thầu vàng miếng

(VNF) - Sáng mai (3/5), Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng, với khối lượng 16.800 lượng vàng miếng SJC, giá tham chiếu để tính đặt cọc lên 82,9 triệu đồng/lượng.

Lạm phát giảm nhanh hơn dự kiến, OECD nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu

Lạm phát giảm nhanh hơn dự kiến, OECD nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu

(VNF) - Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu trong báo cáo mới nhất, dựa trên những dấu hiệu sáng sủa hơn về lạm phát và nhu cầu, mặc dù tốc độ tăng trưởng vẫn ở mức khiêm tốn.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.